OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 112 - Ngữ văn 11 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 112: Nhận biết lỗi về thành phần câu và cách sửa thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nhận biết được lỗi sai về thành phần câu và cách sửa các lỗi đó. Bên cạnh đó, bài giảng còn giúp các em nhận biết các loại câu đặc biệt được dùng trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo bài giảng dưới đây:

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Thiếu thành phần nòng cốt

1.1.1. Câu thiếu chủ ngữ

- Ví dụ: Với tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.

Lỗi sai: "Với tác phẩm này" là thành phần trạng ngữ. Có thể người viết nhầm đó là chủ ngữ.

Cách sửa:

+ Cách sửa thứ nhất: Dựa vào ngữ cảnh để bổ sung chủ ngữ phù hợp. Chẳng hạn: Với tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.

Cách sửa thứ hai: Lược bỏ quan hệ từ ở đầu câu để bộ phận đứng sau đó trở thành chủ ngữ: Tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.

1.1.2. Câu thiếu vị ngữ

Ví dụ: Lục bát, một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt.

Lỗi sai: Trong câu trên, có thể coi “lục bát” là chủ ngữ, "một thể thơ "đặc sản" có từ lâu của người Việt" là thành phần chêm xen, giải thích cho đối tượng được nói đến ở chủ ngữ chứ không phải là vị ngữ. Kiều lỗi này có thể do người viết nhầm thành phần chêm xen là vị ngữ.

Cách sửa:

Cách sửa thứ nhất: Thêm từ "là" để biến thành phần chêm xen thành vị ngữ: Lục bát là một thể thơ "đặc sản" có từ lâu của người Việt.

Cách sửa thứ hai: Giữ nguyên thành phần chêm xen, dựa vào ngữ cảnh để bổ sung vị ngữ phù hợp: Lục bát – một thể thơ "đặc sản" có từ lâu của người Việt – đã được tác giả sử dụng hết sức nhuần nhuyễn.

1.1.3. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

Ví dụ: Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế.

Lỗi sai: Đây mới chỉ là một cụm từ, chưa hề có nội dung thông tin, vì thế, chưa phải là câu.

Cách sửa: Dựa vào ngữ cảnh, bổ sung thành phần nòng cốt để hoàn thành câu. Ví dụ: Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế, tôi không thể chần chừ.

1.2. Sắp xếp sai vị trí thành phần câu

Trong câu tiếng Việt, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ (trừ trường hợp người viết đảo trật tự với mục đích tu từ). Việc sắp xếp sai các thành phần nòng cốt là một kiểu lỗi về ngữ pháp.

- Ví dụ: Đang hành quân trong rừng một đơn vị bộ đội.

- Lỗi sai: “Một đơn vị bộ đội” là chủ ngữ, lẽ ra phải được đặt trước “đang hành quân trong rừng" (vị ngữ).

- Cách sửa: Kiểu lỗi này cần được khắc phục bằng cách trả lại đúng trật tự của chủ ngữ và vị ngữ: Một đơn vị bộ đội đang hành quân trong rừng.

1.3. Thiếu vế câu

Trong tiếng Việt, một số cặp quan hệ từ như: vì... nên..; chẳng những... mà còn...; tuy... nhưng...; càng... càng.... phải luôn đi với nhau. Nếu thiếu một vế, câu bị lỗi về thành phần.

- Ví dụ: Trái Đất nóng lên chẳng những khiến băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan nhanh, nhấn chìm nhiều vùng đất màu mỡ.

- Cách sửa: Bổ sung quan hệ từ phù hợp với một về câu, chẳng hạn: Trái Đất nóng lên chẳng những khiến băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan nhanh, nhấn chìm nhiều vùng đất màu mỡ mà còn đe doạ sự sống của muôn loài.

- Lưu ý: Có những câu nếu tách ra, có vẻ như bị lỗi thành phần câu, nhưng đặt trong ngữ cảnh, đó không phải là câu sai. Ví dụ: Rừng Hoành Bồ nhiều nương dó. Rộng và sâu lắm. (Nguyễn Tuân). Tách ra, Rộng và sâu lắm không thể là một câu, nhưng nhờ câu trước đó mà ta hiểu rằng “rộng" và "sâu" ở đây là những đặc điểm của rừng dó Hoành Bồ. Loại câu đặc biệt như thế thường được dùng trong văn bản văn học.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Vì sao những câu sau đây (lấy từ một số văn bản văn học) mặc dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai?

a. Huân cảm tưởng như mình đã bị thuổng văn. Bị đạo ý.

(Nguyễn Trương Quý, Câu chuyện bắt đầu từ tầng 10)

b. Mắt mèo hoang. Em thích mẹ nói em có con mắt mèo hoang và dã thú.

(Nguyễn Ngọc Thuần, Một thiên nằm mộng)

c. Đó là người câm của quán rượu. Anh Ba Hoành!

(Nguyễn Quang Sáng, Quán rượu của người câm)

 

Lời giải chi tiết:

Những câu in đậm trên, dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai bởi người viết đều mang theo mục đích riêng của mình. Như câu “bị đạo ý”, đây là câu rút gọn nhằm giải thích cho ý câu trước của tác giả. Hay câu “Mắt mèo hoang” bạn đầu nghe ta sẽ thấy rất vô lý nhưng khi đọc câu tiếp theo, ta sẽ thấy nó rất phù hợp, tác giả đảo hình ảnh đó lên trước nhằm nhấn mạnh và gây chú ý với người đọc. Câu cuối cũng vậy “Anh Ba Hoành!” được đặt thành câu riêng nhằm nhấn mạnh nhân vật mà vế đằng trước đang muốn nói đến – một người câm của quán rượu. 

→ Đôi khi sự không đầy đủ về thành phần trong câu sẽ giúp cho mục đích truyền tải của người viết được rõ ràng hơn là câu đầy đủ. Sự nhấn mạnh về ý thay vì giải thích ra sẽ luôn tạo được ấn tượng với người đọc hơn.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 112, các em cần nắm:

- Nhận biết được lỗi sai về thành phần câu..

- Nắm được cách sửa lỗi sai về thành phần câu.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 112 Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 112: Nhận biết lỗi về thành phần câu và cách sửa sẽ giúp các em nắm được cách nhận biết các lỗi về thành phần câu thường gặp và cách sửa lỗi. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 112 Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF