OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Củng cố, mở rộng Bài 4 - Ngữ văn 11 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Trong Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình, các em đã được tìm hiểu một số đặc trưng của thể loại truyện thơ, truyện thơ dân gian và yếu tố tự sự trong thơ trữ tình. Nhằm giúp các em hệ thống toàn bộ kiến thức trên và rèn luyện kĩ năng bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cụ thể, HOC247 đã biên soạn bài học Củng cố, mở rộng Bài 4 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc trưng của thể loại truyện thơ và truyện thơ dân gian

1.1.1. Truyện thơ

- Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể, nhưng lại được thể hiện dưới hình thức thơ.

- Với dung lượng tương đối lớn, truyện thơ có thể bao quát được nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể, sinh động của đời sống thường nhật.

- Truyện thơ còn lưu lại dấu ấn của sử thi nhưng ở đó cảm hứng thế sự vẫn nổi trội so với cảm hứng lịch sử hướng về những diễn biến lớn trong đời sống cộng đồng.

- Truyện thơ hiện diện trong nhiều nền văn học, có lịch sử lâu đời, phát triển thành một số dòng riêng theo sự chi phối của các điều kiện văn hoá, xã hội cụ thể.

Xem chi tiết truyện thơ:

Dương phụ hành - Cao Bá Quát

1.1.2. Truyện thơ dân gian

- Truyện thơ dân gian do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác; lưu hành chủ yếu bằng con đường truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết.

- Truyện thơ dân gian khai thác đề tài từ nhiều nguồn khác nhau như truyền thuyết, cổ tích, sự tích tôn giáo hay những câu chuyện đời thường với sự kết hợp hài hoà yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, các truyện thơ dân gian đã thể hiện được một cách sinh động đời sống hiện thực và những tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhiều lớp người trong xã hội, nhất là những người lao động nghèo.

- Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian giản dị, chất phác, giàu hình ảnh, gắn liền với cách tư duy hình ảnh rất đặc trưng của những người sống hoà đồng, gắn bó với đất đai, muông thú, cỏ cây,... Do những điều kiện văn hoá, xã hội đặc thù, truyện thơ dân gian đặc biệt phát triển trong sinh hoạt văn hoá, văn học của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

- Một số truyện thơ có nội dung gần nhau bởi sự kế thừa, mô phỏng trong bối cảnh giao lưu văn hoá, mỗi dân tộc lại có riêng những truyện thơ tinh tuý, thể hiện được bản sắc của cộng đồng mình. Dân tộc Tày, Nùng có: Nam Kim – Thị Đan; Trần Chân; Quảng Tân – Ngọc Lương; Kim Quế; Chuyện chim sáo; Vượt biển;... Dân tộc Thái có: Tiễn dặn người yêu; Chàng Lú – nàng Ủa; Khăm Panh;... 

Xem chi tiết truyện thơ dân gian:

Lời tiễn dặn

1.2. Ôn lại yếu tố tự sự trong thơ trữ tình

- Thơ trữ tình không đặt trọng tâm vào việc kể một câu chuyện, có nhân vật, có tính cách, có bối cảnh không gian và thời gian với rất nhiều chi tiết cụ thể như truyện thơ, mà ưu tiên hàng đầu cho việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Đọc một bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự, độc giả dễ nhận ra bóng dáng của một câu chuyện, một sự kiện với những đường nét cốt yếu của nó. Câu chuyện lúc này có tác dụng làm nền cho tiếng nói trữ tình và luôn chịu sự chi phối của mạch cảm xúc mà tác giả triển khai.

Xem chi tiết thơ trữ tình:

Thuyền và biển - Xuân Quỳnh

1.3. Ôn tập cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

- Nêu được vấn đề thực sự có ý nghĩa, hưởng đến việc hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại.

- Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, phù hợp với logic của vấn đề bàn luận; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, thích hợp, đầy đủ.

- Nêu được ý kiến về vấn đề bàn luận từ một góc nhìn khác.

- Rút ra được ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Tìm đọc thêm các truyện thơ dân gian nổi tiếng được in trong một số sách thuộc loại hợp tuyển, tổng tập (ví dụ: Tổng tập văn học Việt Nam, tập 40 và tập 41, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000). Ghi lại phần tóm tắt nội dung các truyện thơ dân gian đã đọc cùng một số câu, đoạn thơ bạn cho là đặc sắc.

 

Hướng dẫn giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm hiểu qua sách vở, Internet.

 

Lời giải chi tiết:

- Truyện Lục Vân Tiên: Tác phẩm kể về cuộc đời đầy bất hạnh của chàng Lục Vân Tiên và nổi bật trên đó là câu chuyện tình yêu đầy nước mắt giữa chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga – người con gái xinh đẹp với tấm lòng thủy chung son sắt. 

- Tống Trân Cúc Hoa: Truyện thơ kể về mối tình cảm động giữa Tống Trân Và Cúc Hoa. Chàng sinh ra vốn bất hạnh được Cúc Hoa yêu thương hết mực. Sau này Tống Trân đỗ Trạng nguyện và nhiều lần được ngỏ ý sẽ gả công chúa cho nhưng chàng đều từ chối. Cuối cùng, chàng bị đẩy phải đi xứ sang nước khác. Trải qua biết bao khó khăn, thử thách, cuối cùng Tống Trân và Cúc Hoa đã gặp lại nhau và sống bên nhau thật hạnh phúc. 

- Truyện Kiều: Truyện thơ kể về cuộc đời bất hạnh, lưu lạc của nhân vật Thúy Kiều từ khi gia đình gặp biến. Trải qua biết bao năm tháng lưu lạc có hạnh phúc, khổ đau lẫn lộn cuối cùng nàng đã quay về và đoàn tụ được với gia đình và người mình yêu. Nhưng nhận thấy bản thân không còn xứng đáng với chàng, nàng đã chủ động để cả hai được làm tri kỷ suốt đời.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 4, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, bút pháp miêu tả.

- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ trữ tình.

- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại). 

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 4 Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Củng cố, mở rộng Bài 4 sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức đã học trong Bài 4, bao gồm: đặc điểm của thể loại văn nghị luận, những lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 4 Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF