OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành đọc: Mộng đắc thái liên - Ngữ văn 11 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Nhằm giúp các em thực hành tìm hiểu một tác phẩm trong chủ đề Bài 6: Nguyễn Du - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Thực hành đọc: Mộng đắc thái liên thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em học tốt!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Nguyễn Du

a. Cuộc đời:

- Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Quên quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX.

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

- Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn

c. Đặc điểm sáng tác:

- Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người.

- Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

1.1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Mộng đắc thái liên được Nguyễn Du sáng tác khi đang làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, vào khoảng những năm 1802, in trong tập thơ chữ Hán Nam trung tạp ngâm.

b. Thể loại:

Mộng đắc thái liên thể loại thơ ngũ ngôn.

c. Tóm tắt tác phẩm:

Nguyễn Du với tác phẩm Mộng đắc thái liên đã để lại cho độc giả những ấn tượng sâu sắc, một tác phẩm cấu thành từ các bài thơ, mỗi bài thơ được khắc họa khung cảnh khác nhau, từ miêu tả nét chung nhất về nơi hái sen, sau đó là hình ảnh người hái sen, ở bài tiếp theo tác giả tập chung khắc họa công việc hái sen và mục đích đi hái sen. Những gì ông khắc họa đều nói đến vấn đề làm quan của bản thân mình, có hình ảnh của ông ở trong đó. Công việc hái sen một lần nữa được khắc họa sâu sắc qua cho tiết hẹn gặp cô gái hái sen cùng. Từ đó, tác giả nêu lên quan niệm sống ở đời, như hoa sen con người chỉ coi trọng hoa chứ bộ phận khác thì không. Cũng giống như con người, ai cũng tỏa sáng theo một cách riêng, không ai giống ai.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Đề tài, cảm hứng sáng tác

- Đề tài: hoa sen.

Hình ảnh hoa sen trong bài thơ Mộng đắc thái liên

Hình ảnh hoa sen trong bài thơ Mộng đắc thái liên

- Cảm hứng sáng tác:

+ Sáng tác thời làm quan với nhà Nguyễn, năm mơ thấy hái sen ở Hồ Tây hồi còn trẻ sống ở Thăng Long. Có sách nói rằng "cô hàng xóm" trong bài thơ này là Hồ Xuân Hương, dựa theo một bài thơ coi như lưu bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ nôm gửi "Cần Chánh Điện Học Sĩ Nguyễn Hầu".

+ Bài Mộng đắc thái liên của Thi hào Nguyễn Du (Tập Nam Trung Tạp Ngâm bài thứ 80 đến 84) gồm có năm đoạn. Ðặc biệt, khúc III nói đến một cô gái trẻ hàng xóm đi hái sen cùng tác giả. Tác giả còn đang phân vân không biết cô ta có đến không thì đã chợt nghe tiếng cười nói của cô ấy.

1.2.2. Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu

- Thể thơ ngũ ngôn.

- Thi liệu được sử dụng: hoa sen, Hồ Tây, cô hàng xóm.

1.2.3. Chất trữ tình và các yếu tố độc đáo

- “Mộng đắc thái liên” có thể xem là một giấc mộng đẹp hiếm hoi trong thơ Nguyễn Du. Nhưng nó mới huyền ảo và ngắn ngủi làm sao.

- Nhà thơ có hẹn với cô láng giềng đi hái sen sáng sớm. Giữa lai láng nước Hồ Tây, trên chiếc thuyền con, nhân vật trữ tình hồi hộp chờ cô láng giềng.

- Thể thơ năm chữ với những câu thơ ngắn tựa như giấc mơ kia cũng ngắn ngủi, bất định. Nguyễn Du như muốn nối dài thêm câu chữ, nối dài thêm giấc mơ.

- Việc dùng nhiều thanh bằng trong bài thơ có thể xem như một cố gắng níu kéo của thi nhân.

- Gần đạt đến mức tuyệt đối thanh bằng, đôi câu thơ dẫn dắt hồn thơ qua điệp trùng những vang ngân không cùng. Nhờ đó giấc chiêm bao thêm thanh và thêm nhẹ, lan toả mênh mang.

1.2.4. Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ

a. Bài thứ nhất: tả cảnh chung, khái quát, về cảnh hái sen ở Tây Hồ:

Xắn gọn quần cánh bướm

Chèo thuyền con hái sen.

=> Nhận xét: Đấy là tả người đi hái sen, chèo chiếc thuyền nhỏ mà lướt nhẹ trên mặt hồ, luồn qua những hoa sen và lá sen. Nhưng ai là người Xắn gọn quần cánh bướm ở đây? Chắc là những cô gái trẻ, con nhà tử tế quanh hồ mà tác giả quan sát thấy. Có nữ tú, ắt có cả nam thanh, trong đó có thi sĩ đa tình đa cảm Tố Như…

Cảnh hái sen ở Hồ Tây qua tranh sơn dầu

Cảnh hái sen ở Hồ Tây qua tranh sơn dầu

b. Bài thứ hai: tả cụ thể công việc hái sen, đương nhiên có cả mục đích của việc hái sen nữa. Hái hoa sen, và cả gương sen, cả hoa và gương đều bỏ lên thuyền. Thế thôi, chưa có gì đặc biệt.

+ Những người dân ven Hồ Tây, nhiều gia đình lấy việc hái sen (cả hoa và gương) làm kế sinh nhai. Nhưng cũng có những người khá giả, lại lấy việc hái sen chủ yếu để tiêu khiển, như một thú chơi tao nhã.

+ Với tác giả bài thơ này, thì:

Hoa để tặng người mình sợ

Gương để tặng người mình thương

+ Hai câu sau thấy chứa nhiều uẩn khúc trong tình ý. Hoa sen trắng hay hoa sen hồng, đều đẹp. Hương sen thơm nhẹ, tinh khiết. Đó là một loài hoa quý xưa nay, còn có cái tên rất đẹp là hoa phù dung. Hoa ấy hái về dùng để tặng người mình yêu quý, trân trọng, còn để cắm vào bình hoa trong nhà mình để thưởng lãm, hoặc dâng lên bàn thờ tiên tổ, ấy là lẽ thường.

c. Bài thứ ba: cũng tả cảnh hái sen, nhưng mà ở một chi tiết khác. Thi sĩ sáng nay đi hái sen, vốn đã có hẹn với một cô nàng hàng xóm nào đó, chắc là xinh đẹp trẻ trung. Hẹn rồi đấy, nhưng mà không biết bóng giai nhân ấy đã đến chưa (bất tri lai bất tri)?

+ Sen tốt tươi, bạt ngàn bông thắm lá xanh, chưa nhìn thấy người hái sen, nhưng tiếng cười nói vui vẻ của người hái sen lẫn trong những bông thắm lá xanh, thật tuyệt.

+ Chỉ tả tiếng cười nói của những người hái sen thôi, đã thấy rõ cái đẹp hòa trong cái đẹp, thiên nhiên và con người đằm thắm trữ tình, sinh động, thanh thoát…

d. Bài thơ thứ tư: của liên khúc hái sen, dành cho việc triết luận của tác giả.

Hoa sen ai cũng ưa

Cuống sen chẳng ai thích

+ Hoa sen để thưởng lãm, còn như thân cây sen, mấy ai dùng làm gì, thường bỏ đi. Nhưng có một sự thật là thân cây sen có những sợi tơ bền / Vấn vương không dứt được. Nghĩa là thân cây sen vẫn có giá trị sử dụng riêng, người đời ít biết, nên thường coi rẻ.

+ Nghĩa là hoa có giá trị của hoa, gương sen có giá trị của gương, lá sen có giá trị của lá, còn thân cây sen vẫn có giá trị của thân…

e. Bài cuối cùng: lại nêu một ý tưởng khác, cũng xoay quanh hình ảnh sen và công việc hái sen.

Lá sen màu xanh xanh

Hoa sen dáng xinh xinh

Hái sen chớ đụng ngó

Năm sau hoa chẳng sinh

=> Nhận xét: Đó lại là lời nhắc nhở ân cần của tác giả. Ngó sen là biểu tượng của sự sinh sôi, biểu tượng của tương lai, phải biết trân trọng, giữ gìn. Đấy chính là minh triết của vũ trụ, đồng thời cũng thể hiện tinh thần nhân văn của bậc trí giả và tâm hồn nhân hậu của thi nhân….

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ khắc họa nội dung chính về khung cảnh hái sen, con người và công việc hái sen, từ bông hoa sen, tác giả nêu lên những triết lí về cuộc sống con người.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn giúp tác giả thể hiện được hết tâm tư vào tác phẩm.

- Ngôn ngữ thơ hay và giản dị nhưng ấn tượng.

- Khắc họa hiện thực chân thật và mang ý nghĩa to lớn.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Phân tích tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ trong khổ thơ thứ nhất.

 

Lời giải chi tiết:

- Khổ thơ thứ nhất tả cảnh chung, khái quát, về cảnh hái sen ở Tây Hồ: Xắn gọn quần cánh bướm/ Chèo thuyền con hái sen (Khẩn thúc giáp điệp quần/ Thái liên trạo tiểu đình).

- Đấy là tả người đi hái sen, chèo chiếc thuyền nhỏ mà lướt nhẹ trên mặt hồ, luồn qua những hoa sen và lá sen. Nhưng ai là người Xắn gọn quần cánh bướm ở đây? Chắc là những cô gái trẻ, con nhà tử tế quanh hồ mà tác giả quan sát thấy. Có nữ tú, ắt có cả nam thanh, trong đó có thi sĩ đa tình đa cảm Tố Như…

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành đọc: Mộng đắc thái liên, các em cần nắm:

- Đề tài, cảm hứng sáng tác.

Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng.

Chất trữ tình và các yếu tố nghệ thuật độc đảo.

Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ.

Soạn bài Thực hành đọc: Mộng đắc thái liên Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Qua bài thơ Mộng đắc thái liên, tác giả không chỉ mô tả vẻ đẹp của sen mà còn chú trọng đến chi tiết nhỏ như cách người phụ nữ cầm sen, bài thơ hình dung cảnh vật và con người một cách rất chân thực, khiến độc giả cảm nhận được vẻ đẹp và hương vị của cuộc sống này. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành đọc: Mộng đắc thái liên Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Một số bài văn mẫu về văn bản Mộng đắc thái liên

Bài thơ Mộng đắc thái liên không chỉ đơn giản là mô tả cảnh đẹp và công việc hàng ngày mà còn chứa đựng những triết lý sâu sắc về cuộc sống con người. Từ hình ảnh hoa sen, tác giả truyền tải thông điệp về sự tinh khiết, cao quý của cuộc sống và giá trị của mỗi người. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF