OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Ngữ văn 11


Học 247 mời các em tham khảo bài giảng Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Đồng thời, từ bài giảng, mong rằng các em sẽ nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn. Chúc các em có thêm một bài giảng thú vị.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Câu 1: Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đề làm gì?

  • Khi cần tìm hiểu tình hình thực tế, lấy ý kiến của nhiều người.... người ta mới phỏng vấn.
  • Vậy phỏng vấn nhằm tìm hiểu, điều tra thực tế hoặc tìm minh chứng cho một vấn đề, giả thuyết...

Câu 2:  Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn. Nói như thế đúng hay không? Vì sao?

  • Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn. Trả lời phỏng vấn là để hợp tác với người phỏng vấn nhằm giúp họ tìm ra sự thật. Đó là biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh, đồng thời là bổn phận của mọi người trong xã hội.

⇒ Nội dung: 

  • Khái niệm: Phỏng vấn là một cuộc trò chuyện nhằm mục đích rõ ràng là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa.

1.2. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn

a. Chuẩn bị phỏng vấn

  • Trước khi phỏng vấn, cần xác định rõ tất cả các yếu tố: nội dung, mục đích, đối tượng, phương pháp phỏng vấn. Ngoài ra còn phải tính đến thời gian, địa điểm phỏng vấn. Sở dĩ phải quan tâm đên tất cả các yếu tố chi phối trên là vì, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn. Cho nên, nếu xác định được chủ đề (nội dung), mục đích và đối tưởng thì chưa đủ.
  • Mục đích của cuộc phỏng vấn là: đánh giá nhận thức, thái độ của người xin việc làm là đối tượng công ty để quyết định có nhận người được phỏng vấn làm việc tại công ty hay không?
  • Chủ đề của cuộc phỏng vấn là những câu hỏi về nhận thức đối với công ty, đối với công việc mà công ty đang cần tuyển dụng nhân sự, về khả năng cống hiến cho công ty của đương sự...
    • Đối tượng phỏng vấn là người đến xin việc làm tại công ty.
    • Ngoài ra, có thể xác định thêm các yếu tố: phương pháp phỏng vấn (các câu hỏi tự luận), thời gian, địa điểm phỏng vấn...
  • Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn câu hỏi B, vì người trả lời phỏng vấn buộc phải trình bày đầy đủ cảm giác của mình về an toàn giao thông.

b. Tiến hành phỏng vấn

  • Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối"
  • Vì: 
    • Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.
    • Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.
    • Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.
  • Trong quá trình phỏng vấn, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe, người phỏng vấn cần có thái độ: lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.
  • Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn cần cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện để bày tỏ sự trân trọng đối với người trả lời phỏng vấn

c. Biên tập sau khi phỏng vấn

  • Người phỏng vấn không được tự ý sửa chữa những câu trả lời phỏng vấn
  • Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn. (Có thể thêm những miêu tả hoặc kể chuyện ngắn gọn nếu cần)

1.3. Những yêu cầu đối với người phỏng vấn

  • Người trả lời phỏng vấn phải nêu thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về điều được hỏi với thái độ chân thành, thẳng thắng
  • Ngoài thái độ thẳng thắn, chân thành, trả lời chính xác, đầy đủ, trung thực nội dung câu hỏi, người được phỏng vấn cần phải cố gắng trả lời sao cho ngắn gọn, hấp dẫn và phải biết giữ thái độ lịch thiệp, cùng hợp tác và tôn trọng người phỏng vấn.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Để thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF