OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập Bài 5 - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học ở Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống (Bi kịch) bao gồm: các đặc trưng của thể loại bi kịch, các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bộ phim); HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Ôn tập Bài 5 thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

 

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc trưng của thể loại bi kịch

1.1.1. Khái niệm

Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.

1.1.2. Đặc điểm

- Hành động trong bi kịch: là hệ thống hành động của các nhân vật được tổ chức và kết nối lại, tạo nên sự phát triển của cốt truyện bi kịch. Hành động của các nhân vật bi kịch, cũng như hành động của nhân vật kịch nói chung, thường được phân thành hai dạng chính:

+ Hành động bên ngoài (lời nói, cư xử, hoạt động);

+ Hành động bên trong (sự chuyển biến nội tâm, các độc thoại nội tâm).

- Cốt truyện bi kịch: là tiến trình của các sự việc, biến cố trong câu chuyện kịch được tổ chức tạo nên sự phát triển xung đột, cũng như sự phát triển hành động và tính cách các nhân vật. Đó thường là một chuỗi các sự kiện dẫn đến những tổn thất, đau thương trong cuộc đời nhân vật chính (từ đỉnh cao danh vọng, quyền uy, hạnh phúc... đến cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật).

- Xung đột bi kịch: là nhân tố tổ chức tác phẩm kịch, thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập giữa các mặt khác nhau của cùng một tính cách, giữa các tính cách nhân vật khác nhau, hoặc giữa tính cách nhân vật với hoàn cảnh. Xung đột bi kịch thường nảy sinh giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém hoặc giữa khát vọng cao cả với số phận khắc nghiệt.

- Nhân vật của bi kịch: thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. Những nhược điểm, sai lầm đó sẽ buộc nhân vật phải trả giá rất đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng.

- Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch: Những chấn động cảm xúc mạnh mẽ mà bi kịch gây nên trong tâm hồn khán giả là cơ sở tạo nên hiệu ứng thanh lọc của thể loại này. Thoạt tiên, bi kịch khiến khán giả thương xót trước số phận bi đát của một con người vốn cao quý, tốt đẹp; sợ hãi trước cái chết, trước những mất mát khủng khiếp. Tuy nhiên, sâu xa hơn, bi kịch khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong dòi; dau đón trước sự huỷ diệt những giá trị đó. Từ đây, họ có thể giải tỏa sự xót thương, nỗi sợ hãi thường tình, hướng tâm hồn tới cái cao cả, phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao.

- Chủ đề chính và chủ đề phụ: Trong những tác phẩm văn học cỡ lớn (truyện lịch sử, truyện thơ, tiểu thuyết, hay kịch bản văn học... gồm nhiều phần, nhiều chương khúc) thường có nhiều chủ đề. Trong đó, có một chủ đề chính và một số chủ đề phụ xoay quanh chủ đề chính.

Xem chi tiết bi kịch:

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng

Sống, hay không sống - đó là vấn đề

Âm mưu và tình yêu - Si-le

1.2. Ôn tập các đặc điểm của ngôn ngữ viết

1.2.1. Khái niệm

Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Khi viết, người viết có điều kiện chọn lọc các phương tiện ngôn ngữ còn khi đọc, người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ lưỡng.

1.2.2. Đặc điểm

- Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

- Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

- Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

- Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ...

1.2.3. Những lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ viết

- Ngôn ngữ viết sử dụng cần phải trau chuốt, gọt giũa, sử dụng đúng và phù hợp với ngữ cảnh.

- Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự,....

- Không sử dụng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ.

- Trong văn bản viết, tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ.

1.3. Ôn lại cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật

- Nêu được những thông tin chính xác, cô đọng về tác phẩm.

- Nói rõ lí do chọn giới thiệu tác phẩm (xét từ góc độ cá nhân hay từ ý nghĩa của hoạt động giới thiệu).

- Trình bày được cảm nhận, đánh giá của người nói về giá trị tác phẩm với những dẫn giải thuyết phục.

- Nêu được những đề xuất có ý nghĩa đối với việc hình thành và phát triển năng lực thưởng thức, cảm thụ nghệ thuật của người xem, người nghe nói chung.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Theo bạn, lẽ sống có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của mỗi người?

 

Phương pháp giải:

- Liên hệ ý nghĩa của các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống - đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu và vốn hiểu biết của bản thân.

- Đưa ra quan điểm của bản thân về ý nghĩa của lẽ sống đối với cuộc đời của mỗi người.

 

Lời giải chi tiết:

Theo em, lẽ sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc đời của mỗi người: 

- Lẽ sống đóng vai trò xác định những điều đúng đắn: có lẽ sống đúng đắn tức là con người có một lối sống, quan điểm sống đúng và tốt đẹp. Từ đó con người sống để cống hiến cho xã hội, sống vì sự hạnh phúc của bản thân cũng như mọi người, thúc đẩy con người vươn lên vì những điều tốt đẹp. Qua đó nhân phẩm, danh dự của con người cũng được đánh giá cao.

- Lẽ sống giúp mang lại cho con người và xã hội niềm hạnh phúc chân chính. Lẽ sống đúng đắn sẽ tạo nên tinh thần lạc quan, yêu đời hơn cho dù có bất kỳ khó khăn , thử thách nào cũng luôn vui vẻ và vượt qua. Chính vì vậy, tạo cho bản thân một lẽ sống tốt đẹp, đúng đắn là điều rất quan trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người trong xã hội, nhất là đối với giới trẻ hiện nay.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Ôn tập Bài 5, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc.

- Phân tích được những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết.

- Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bộ phim).

- Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân.

Soạn bài Ôn tập Bài 5 Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Ôn tập Bài 5 sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức đã học trong Bài 5, bao gồm: đặc điểm của thể loại bi kịch, các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bộ phim). Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Ôn tập Bài 5 Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF