OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sống, hay không sống - đó là vấn đề - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Tiếp nối chủ đề tìm hiểu đặc trưng của thể loại bi kịch, mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Sống, hay không sống - đó là vấn đề thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Nội dung bài giảng dưới đây sẽ giúp các em nắm được giá trị tư tưởng của đoạn trích và băn khoăn đi tìm lẽ sống của trong người khi rơi vào bi kịch của chính mình. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả William Shakespeare

a. Cuộc đời:

- Nhà soạn kịch William Shakespeare (1564 - 1616).

- Ông được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại.

- Ông còn được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là "Thi sĩ của dòng sông Avon" (Avon là dòng sông nơi sinh của Shakespeare).

Nhà soạn kịch William Shakespeare (1564 - 1616)

 

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, những thể loại này được ông tăng lên sự tinh tế của nghệ thuật vào cuối thế kỉ XVI.

- Ông sáng tác chủ yếu là bi kịch đến năm 1608, bao gồm các tác phẩm Hamlet, Vua Lear, Othello và Macbeth, gồm một vài tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bằng tiếng Anh.

- Trong giai đoạn cuối cùng của sự nghiệp sáng tác, ông sáng tác những vở kịch buồn (tragicomedies), hay còn gọi là lãng mạn, và hợp tác với một số nhà viết kịch khác.

- Những tác phẩm của ông, bao gồm cả những tác phẩm đồng tác giả, bao gồm 39 vở kịch, hai bản thơ tường thuật dài, và vài bài thơ ngắn.

- Những vở kịch của ông đã được dịch ra thành rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kì nhà viết kịch nào.

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

- Tác phẩm Sống, hay không sống - đó là vấn đề thuộc thể loại bi kịch.

Bi kịch là một hình thức kịch dựa trên sự đau khổ của con người, khiến cho khán giả cảm thấy bị thu hút hoặc hứng thú khi xem.

 

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Bi kịch năm hồi Hăm-lét là vở kịch nổi tiếng được Shakespeare sáng tác vào những năm 1601, và đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề là một đoạn trích nổi tiếng lấy trong vở kịch đó.

- Đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề thuộc Hồi thứ III trong vở kịch Hamlet. Nội dung chính của đoạn trích cũng chính là nói lên nhân vật có sức chịu đựng hay không để vùng lên phá tan nhà ngục để mang lại sự tự do cho con người.

Ham-let – Một kiệt tác đỉnh cao của thể loại bi kịch

Ham-let – Một kiệt tác đỉnh cao của thể loại bi kịch

 

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1: Từ đầu đến “Ôi, gánh nặng của tội ác”: Sự dò la của nhà vua về tình tình của Hăm-lét.

- Phần 2: Còn lại: Cuộc trò chuyện của Hăm-lét và Ô-phê-li-a.

 

d. Tóm tắt tác phẩm:

“Sống, hay không sống – đó là vấn đề”, đây chính là sự băn khoăn của Hăm-lét, chàng hoàng tử có vị vua cha vừa qua đời. Chú của chàng Clô-đi-út hiện là nhà vua mới cũng là người cùng mẹ chàng tái giá. Nghi ngờ cái chết của cha, Hăm-lét đã giả bị mất trí để tìm ra sự thật. Để biết thực hư về bệnh tình của chàng, vua sai người dò la. Vua trực tiếp cùng Pô-lô-ni-út rình nghe trộm cuộc trò chuyện của Hăm-lét với Ô-phê-li-a – con gái của Pô-lô-ni-út, cũng là người yêu của chàng. Khi đối thoại với Ô-phê-nhi-a chàng đã có những giằng xé trong nội tâm của mình, chàng đã ý thức được mối quan hệ giữa nhan sắc và đức hạnh trong cuộc sống đảo điên.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Nhân vật vua Clô-đi-út

- Hành động bên ngoài: Quan tâm, hỏi han tình hình sức khỏe và thể hiện sự lo lắng với tình trạng của Hăm-lét.

- Hành động bên trong: Cho người theo dõi, ngấm ngầm lên kế hoạch muốn trừ khử Hăm-lét.

→ Bên ngoài giả tạo để che đi sự xấu xa của con người bên trong, bản chất độc ác được che đậy bằng con người hiền lành bao dung.

1.2. Nhân vật Hăm-lét

a. Tình thế của Hăm-lét và mục đích giả điên của chàng:

- Hồn ma vua cha hiện về kể cho chàng nghe sự thật về cái chết của mình - kẻ thủ phạm chính là Clô-đi-út, giết vua và chiếm ngai vàng. Hồn ma đòi Hăm-lét phải trả thù.

- Từ đó lòng chàng đầy căm phẫn, ghê tởm và chán ghét cuộc đời nhưng chàng cố gắng làm tròn bổn phận người con trai.

=> Nhận xét: Hăm-lét giả điên để che mắt kẻ thù. Kẻ thù và lũ tay sai cũng cố gắng dò xét xem Hamlet có thật điên khùng hay giả tạo. Hăm-lét bắt đầu điều tra xác minh lại lời báo mộng của vua cha. Qua cơn hoảng loạn, vua khẩn trương hành động. Hắn và tên cận thần Pô-lô-ni-út bố trí cho tiểu thư Ô-phê-li-a, hoàng hậu lần lượt gặp gỡ Hăm-lét để chúng theo rình dò xét chàng. Với Ô-phê-li-a là người yêu của mình, chàng cố gắng giả điên chót lọt, nhưng khi gặp mẹ thì Hăm-lét không kìm được nỗi giận hờn, nổi nóng bộc lộ tâm trạng thật của mình.

 

b. Bi kịch của Hăm-lét:

- Sự mâu thuẫn đối kháng giữa hiện thực xấu xa với lý tưởng nhân văn.

- Nhìn nhận về thực tại cuộc sống, về sự bất công tàn bạo và đầy rẫy những thủ đoạn của lòng người, Hamlet đã lựa chọn con đường “cầm vũ khí đứng lên” bằng kế hoạch chàng đã vạch sẵn.

=> Nhận xét: Việc phân tích nhân vật Hamlet đã cho chúng ta nhìn nhận được thực tế trong con mắt của Hamlet, để rồi từ đó thấy rằng trong tâm hồn chàng toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở.

 

c. Lời độc thoại nội tâm của Hăm-lét:

- Sống hay không sống là hai khái niệm trừu tượng khiến Hăm-lét không biết lựa chọn ra sao giữa hai lựa chọn:

+ Chấp nhận chịu đựng mọi thứ mà người khác gây ra cho.

+ Đấu tranh đến cùng để bảo vệ mình mà kéo theo đau thương cho bao người khác.

- Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” bởi vì khi chết là hết, là không còn tồn tại cả thể xác lẫn những đau khổ, bất hạnh trong tinh thần, những hận thù cũng theo đó mà chấm dứt.

- Tuy nhiên Hăm-lét không muốn đem lại tự do cho bản thân mình khi mà những kẻ xấu xa, độc ác vẫn hoành hành ngoài kia, đem đến đau khổ cho người khác.

- Đó chính là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ”, người ta ở đây chính là Hăm-lét với hình tượng trượng nghĩa.

=> Nhận xét:

- Hăm-lét đã tự nhận thức được về nguyên nhân tình trạng do dự và không thể hành động quyết đoán của chính mình vì anh phân vân không biết nên tự chịu đựng những bất hạnh hay là vùng lên đấu tranh, giành lại chiến thắng cho bản thân mà mặc kệ những đau khổ của người khác.

- Bên ngoài giả khùng nhưng bên trong lại tỉnh táo, suy nghĩ thấu đáo. Mặc dù không muốn nhưng vì hoàn cảnh mà phải đóng giả người điên để có thể bảo toàn mạng sống.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Tác phẩm phản ánh chế độ dã man thời trung cổ. Qua nhân vật Hamlet, có thể thấy được một hiện thực khốc liệt trong một xã hội đầy hoang mang lo âu. Tác giả đã gửi đến bạn đọc thông điệp: Dù trước hoàn cảnh gì thì con người cũng phải giữ lấy lý trí và niềm tin của mình.

1.3.2. Về nghệ thuật

Tác giả đã xây dựng thành công hai tuyến nhân vật độc ác và thiện lương qua tình huống truyện, tạo nên nhiều nhân vật chân thật mà như đời thực bước ra vậy. Những nhân vật đó mang nhiều ý nghĩa vượt ra khỏi giới hạn của thời gian và không gian.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét được thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề.

 

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn tham khảo

Lời độc thoại của Hăm-lét trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề đã thể hiện được nội tâm sâu sắc của chàng. Lời thoại này đã thể hiện trong tâm trí của Hăm-lét đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên “chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ”. Từ đó có thể thấy Hăm-lét là một người mang nội tâm sâu sắc, không dễ dàng chịu khuất phục trước số phận, muốn đấu tranh để vượt ra khỏi chính mình, vượt ra khỏi mọi nỗi khổ nhục để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha. Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. Đồng thời tác giả cũng ngầm phản ánh hiện thực đương thời, tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác hoành hành khiến trí tuệ cũng phải “phát điên”.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề, các em cần:

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc.

Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.

Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề - Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Đoạn trích Sống, hay không sống - đó là vấn đề nói lên nhân vật có sức chịu đựng hay không để vùng lên phá tan nhà ngục để mang lại sự tự do cho con người. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề - Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Sống, hay không sống - đó là vấn đề

Qua đoạn trích Sống, hay không sống - đó là vấn đề, tác giả không chỉ nêu lên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà con nêu lên những suy ngẫm về bản tính của con người, những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF