OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) - Ngữ văn 11 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Tiếp nối bài học thực hành viết bài văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em biết cách giới thiệu dưới hình thức nói một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ,...). Mời các em cùng tham khảo:

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

Nêu được những thông tin chính xác, cô đọng về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, sự đón nhận của công chúng và các nhà chuyên môn,..).

Nói rõ lí do chọn giới thiệu tác phẩm (xét từ góc độ cá nhân hay từ ý nghĩa của hoạt động giới thiệu).

Trình bày được cảm nhận, đánh giá của người nói về giá trị tác phẩm với những dẫn giải thuyết phục.

- Nêu được những đề xuất có ý nghĩa đối với việc hình thành và phát triển năng lực thưởng thức, cảm thụ nghệ thuật của người xem, người nghe nói chung.

1.2. Cách làm

1.2.1. Chuẩn bị nói

* Lựa chọn đề tài

- Đề tài của bài nói có thể cũng là đề tài bài viết mà bạn đã thực hiện ở bài học này.

- Những tác phẩm của nghệ thuật cách mạng, từ điện ảnh đến âm nhạc và nghệ thuật tạo hình thuộc số những đề tài nói thích hợp.

- Bên cạnh việc chú ý những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, bạn hoàn toàn có thể chọn giới thiệu một tác phẩm còn bị “khuất lấp”, chưa được nhiều người tiếp cận.

 

* Tìm ý và sắp xếp ý

- Nếu tiếp tục chọn giới thiệu về tác phẩm nghệ thuật đã được bàn tới trong bài viết trước đó, cần rút gọn bài viết thành một dàn ý, đánh dấu những ý cơ bản sẽ trình bày.

- Nếu chọn giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật khác, cần xây dựng hệ thống ý nhằm làm rõ các thông tin:

+ Tên tác phẩm; tác giả;

+ Nơi có thể xem, nghe tác phẩm;

+ Điểm đặc sắc của tác phẩm về nội dung và hình thức;

+ Thông điệp toát ra từ tác phẩm;

+ Ý nghĩa của thông điệp;

+ Đóng góp của tác phẩm cho đời sống nghệ thuật, đời sống tinh thần chung của cộng đồng;...

- Khi diễn đạt ý, cần quan tâm sử dụng những từ ngữ mang tính chuyên môn (thuật ngữ) để gọi tên các bộ phận cấu thành của tác phẩm hay nói về kĩ thuật thực hiện tác phẩm theo từng loại hình nghệ thuật khác nhau.

1.2.2. Thực hành nói

- Mở đầu: Nêu tên tác phẩm và loại hình nghệ thuật của tác phẩm được giới thiệu; nói rõ các điều kiện đưa đến sự lựa chọn giới thiệu tác phẩm.

- Triển khai: Trình bày các thông tin chung về tác phẩm (tác giả, thời điểm và hoàn cảnh sáng tác, dư luận,..); phân tích một số nét đặc sắc của tác phẩm theo cảm nhận và quan điểm cá nhân.

- Kết luận: Đánh giá tổng quát về giá trị của tác phẩm và nêu hướng tiếp cận phù hợp đối với tác phẩm.

1.2.3. Trao đổi, đánh giá

Có thể dựa vào các nội dung chính được gợi ý ở bảng sau để trao đổi, đánh giá về bài nói và rút ra những kinh nghiệm cần thiết:

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy giới thiệu về tác phẩm: "Mùi cỏ cháy", khúc ca bi tráng về một thời hào hùng của lịch sử dân tộc.

 

Lời giải chi tiết:

Chắc hẳn những bộ phim về chiến tranh Việt Nam không còn quá xa lạ với thầy cô và các bạn. Nhưng có một bộ phim luôn khiến em tâm đắc và day dứt khi xem mà hôm nay em muốn giới thiệu đến mọi người. 

Chiến tranh đã qua đi, nhưng những nỗi đau để lại dường như còn mãi, đặc biệt đối với những người có người con, người anh, người chị của mình đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc. “Mùi cỏ cháy” là một bộ phim ấn tượng nói về Việt Nam năm 1972 tại Thành cổ Quảng Trị - nơi biết bao người thanh niên trẻ đã ngã xuống vì độc lập của Tổ quốc. Bộ phim như nhắc nhở chúng ta về cái giá phải trả cho độc lập tự do là quá lớn.

Mùi cỏ cháy là bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý xã hội và chiến tranh được công chiếu vào năm 2012. Bộ phim do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Kịch bản do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm chấp bút, dựa trên quyển Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Đạo diễn phim là Nguyễn Hữu Mười – một đạo diễn tài năng và được nhiều người biết đến. Bối cảnh chính của phim là sự kiện Mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị.

Giá trị của phim không chỉ được kể đến bởi sự tỉ mỉ trong kịch bản, góc quay… mà nó đến từ nội dung đầy ý nghĩa, sâu sắc về thế hệ trẻ một thời hết lòng phụng sự cho Tổ quốc. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về 4 chàng sinh viên Hà thành Hoàng, Thành, Thăng và Long ở lứa tuổi đôi mươi, khi họ vừa mới bước chân và làm quen với môi trường đại học. Sống trong cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo và đứng trước lệnh tổng động viên của Chính phủ, 4 chàng thanh niên trẻ đã tình nguyện lên đường nhập ngũ, dấn thân vào chiến tranh và trở thành những chiến sĩ quả cảm. Tinh thần quả cảm, bất diệt đó của họ đã chiến thắng những ham muốn cuộc sống nhàn hạ, vui vẻ của tuổi đôi mươi, họ ra đi vì độc lập của Tổ quốc. Trong phim có một câu nói khiến em ấn tượng mãi đó là khi Thủ trưởng Phong hỏi bốn chàng thanh niên trẻ có thấy hối tiếc vì lựa chọn của mình không, Hoàng đã không ngần ngại nói: “Chúng em cũng hơi tiếc ạ. Nhưng còn hối tiếc hơn nếu như trong đội ngũ những người ra trận hôm nay không có chúng em”. Đó là câu trả lời chứa đựng đầy sự hồn nhiên, nhưng pha lẫn đầy khí phách của một chàng thanh niên tuổi đôi mươi nhưng thấu hiểu sự đời và hoàn cảnh của đất nước. Họ chính là đại biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ, luôn mang trong mình nhiệt huyết dâng trào của tuổi trẻ, một lòng muốn phụng sự cho Tổ quốc, khi Tổ quốc lâm nguy, sẵn sàng từ bỏ tất cả và đi vào chiến trường, chiến đấu để giành lấy độc lập cho Tổ quốc. Những người thanh niên trẻ ấy từ sự hồn nhiên của tuổi trẻ, được thể hiện qua câu hát của Long trên chiếc xe chở quân vào chiến trường: “Ta là con của bố mẹ ta. Nhớ nhà ta trốn ta về”; thú bắt ve sầu rồi áp tai nghe tiếng kêu ve ve của Thành và niềm đam mê chơi chọi dế của Thăng…” Và rồi, trải qua sự rèn luyện khắc nghiệt trong quân đội và trực tiếp chiến đấu với kẻ thù, tận mắt chứng kiến đồng đội của mình hy sinh, họ dần trưởng thành và trở thành những chiến sĩ dũng cảm, sống vì mục tiêu cao cả hơn.

Cùng với đó là những hình ảnh về sức tàn phá của chiến tranh, chân thực đến đau lòng. Bằng cách tạo dựng bối cảnh của cuộc chiến hết sức chân thật, đạo diễn Nguyễn Hữu Mười đã khiến người xem không thể kìm nổi nước mắt khi chứng kiến hình ảnh hàng trăm chiến sĩ bị trúng bom mìn khi vượt sông Thạch Hãn, máu nhuộm đỏ dòng sông; cảnh Long đứng giữa trời đạn bom kêu gào thảm thiết: “Đừng tấn công nữa!…” và bị bom giặc cướp mất tính mạng; hay hình ảnh một chiến sĩ mù vẫn cầm lựu đạn mò mẫm ra chiến trường chiến đấu với kẻ thù… Khung cảnh chiến tranh năm 1972 đó dường như đang được hiện hữu rõ ràng trước mắt người đọc, nó khiến chúng ta không khỏi xúc động, nghẹn ngào mà thậm chí là căm thù kẻ thù xâm lược, về những đau thương mà chúng gây ra cho chúng ta trong những năm tháng chiến tranh thảm khốc.

Bên cạnh đó, một chi tiết rất đắt giá vẫn được ekip làm phim thể hiện rất tài tình, đó là ở nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết đang cận kề ấy, đạo diễn vẫn dành cho những nhân vật của mình những giây phút bình yên suy ngẫm về gia đình, chiến tranh, tình cảm đồng chí, đồng đội… Đó là một dấu ấn mang đậm nét tình cảm của phim. Họ khẳng định dù trong hoàn cảnh sự sống luôn bị đe dọa như vậy, nhưng những tình cảm, cảm xúc chân thực của con người vẫn được thể hiện, họ vẫn tin yêu vào cuộc sống và đó chính là động lực để họ đứng đến đấu tranh và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Đó đều là tình cảm chân thành, sự quý mến sâu sắc.

Như vậy, qua những trang nhật ký của Thăng, những vần thơ của Hoàng, những bức thư thấm đẫm nước mắt của Thành vĩnh biệt mẹ và lời hứa trở lại (không thực hiện được) của Long đối với một cô gái anh gặp trên đường hành quân… “Mùi cỏ cháy” đã tố cáo tội ác của chiến tranh một cách đầy đủ nhất, chân thực và sinh động nhất. Không những thế, nó đã chạm đến những giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc về tình người, về lẽ sống của cả một thế hệ trẻ thời chống Mỹ.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày của em về bộ phim “Mùi cỏ cháy”, rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài trình bày của em được hoàn thiện hơn. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo), các em cần:

- Biết giới thiệu (dưới hình thức nói) một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ,...).

- Biết tôn trọng con người cá nhân đồng thời luôn nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho cộng đồng.

Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) sẽ giúp các em biết giới thiệu dưới hình thức nói một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ,...). Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài chi tiết Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)

Hỏi đáp bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF