Bài tập Thảo luận trang 10 SGK Lịch sử 11 Bài 2
Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay.
Hướng dẫn giải chi tiết
- Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa: do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội, dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
- Duyên cớ: binh lính người Ấn Độ trong quân đội của thực dân Anh bị đối xử tàn tệ, bị xúc phạm về tinh thần dân tộc và tín ngưỡng nên đã nổi dậy khởi nghĩa.
- Diễn biến:
- Ngày 10-5-1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.
- Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn.
- Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
- Ý nghĩa:
- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh, giải phóng dân tộc.
- Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập Thảo luận trang 9 SGK Lịch sử 11 Bài 2
Bài tập Thảo luận trang 12 SGK Lịch sử 11 Bài 2
Bài tập 1 trang 12 SGK Lịch sử 11
Bài tập 2 trang 12 SGK Lịch sử 11
Bài tập 1 trang 7 SBT Lịch sử 11 Bài 2
Bài tập 2 trang 9 SBT Lịch sử 11 Bài 2
Bài tập 3 trang 9 SBT Lịch sử 11 Bài 2
Bài tập 4 trang 10 SBT Lịch sử 11 Bài 2
Bài tập 5 trang 10 SBT Lịch sử 11 Bài 2
-
Đỉnh cao nhất cua phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là?
bởi Ha Ku 12/01/2021
A. Phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1905.
B. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.
C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.
D. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực dân Anh nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến Ấn Độ nhằm mục đích nào dưới đây?
bởi Phạm Khánh Linh 12/01/2021
A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.
B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.
D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Lực lượng nắm giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
bởi Hoang Vu 11/01/2021
A. Công nhân
B. Tư sản
C. Tiểu tư sản trí thức
D. Sĩ phu phong kiến
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Những chính sách nào về chính trị, xã hội mà thực dân Anh không thực hiện ở Ấn Độ?
bởi Phạm Phú Lộc Nữ 12/01/2021
A. Khơi sâu sự thù hằn dân tộc, thực hiện chính sách chia để trị
B. Đưa đẳng cấp trên vào bộ máy trực tiếp cai trị Ấn Độ
C. Trực tiếp cai trị Ấn Độ
D. Mua chuộc thế lực phong kiến
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Hậu quả nào không phải của chính sách thống trị Ấn Độ của thực dân Anh từ khi xâm lược đến cuối thế kỉ XIX?
bởi An Vũ 12/01/2021
A. Nhiều người chết đói
B. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn
C. Đời sống nhân dân ổn định
D. Nạn đói liên tiếp xảy ra
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ở Bom-bay năm 1905 là do nhân dân phản đối
bởi Nguyễn Tiểu Ly 12/01/2021
A. Bản án 6 năm tù của Ti-lắc
B. Đạo luật chia đôi xứ Bengan
C. Sự đàn áp của thực dân Anh
D. Chính sách chia để trị
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyện vọng nào của giai cấp tư sản Ấn Độ đã không được thực dân Anh chấp nhận?
bởi Trieu Tien 12/01/2021
A. Muốn được tham gia vào chính quyền và hợp tác với tư sản Anh.
B. Muốn được tự do phát triển kinh tế và tham gia chính quyền.
C. Muốn được Chính phủ Anh đầu tư vốn để phát triển sản xuất.
D. Muốn được cạnh tranh bình đẳng với tư sản Anh ở Ấn Độ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời