OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 1 trang 3 SBT Lịch sử 11 Bài 1

Bài tập 1 trang 3 SBT Lịch sử 11 Bài 1

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

1. Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một nước

A. Phong kiến quân phiệt

B. Phong kiến

C. Công nghiệp phát triển

D. Tư bản chủ nghĩa

2. Minh Trị là hiệu của vua

A. Kô-mây

B. Tô-ku-ga-oa

C. Mút-xu-hi-tô

D. Sát-su-ma

3. Ở Nhật Bản, chế độ Mạc Phủ có đặc điểm gì nổi bật

A. Thiên hoàng nắm mọi quyền hành

B. Vua đứng đầu Mạc phủ

C. Dòng họ Tô-ku-ga-oa nắm chức vụ tướng quân đóng ở phủ chúa

D. Thiên Hoàng đồng thời là tướng quân

4. Thiên Hoàng Minh Trị bắt đầu cuộc cải cách vào năm nào:

A. Tháng 1-1853

B. Tháng 12-1866

C. Tháng 1-1867

D. Tháng 1-1868

5. Ý nào không thuộc những chính sách cải cách về kinh tế của Minh Trị?

A. Thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn

B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc.

C. Nhà nước giữ độc quyền khai mỏ

D. Đích thân Thiên Hoàng quản lí ngân hàng

6. Ý nào không thuộc những chính sách cải cách của Minh Trị về chính trị?

A. Xóa bỏ chế độ tướng quân

B. Xóa bỏ chế độ nông nô

C. Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền

D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau

7. Dấu hiệu nào chứng tỏ đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước đế quốc

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển trong nông nghiệp

B. Thiên Hoàng Minh Trị nắm mọi quyền hành

C. Quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền

D. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện, gây chiến tranh xâm lược thuộc địa, bành chướng lãnh thổ

8. Chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển nhanh chóng vào thời gian nào

A. 30 năm đầu thế kỉ XIX. 

B. giữa thế kỉ XIX.

C. 30 năm cuối thế kỉ XIX.

D. đầu thế kỉ XX.

9. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với

A. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung - Nhật, Chiến tranh Triều Tiên.

B. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung - Nhật, Chiến tranh Nga - Nhật,

C. Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Nga - Nhật, Chiến tranh Trung-Nhật.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất.

10. Lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thành đoạn tư liệu sau về phong trào công nhân ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX:

“Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1901 do ... một người bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản, đứng đầu. Xuất hân từ ... ở Tôkiô, năm 23 tuổi, ông đã tham gia tích cực rồi trở hành lãnh đạo của phong trào công nhân đường sắt.”

A. Cataiama Xen ... công nhân đường sắt

B. Abe Shinzô ... công nhân dệt may

C. Abe Shinzô ... công nhân đóng tàu

D. Cataiama Xen ... công nhân in

11. Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản và xã hội phong kiến Việt Nam

A. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp

B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng

C. Sự tồn tại nhiều thương điểm buôn bán của các nước phương Tây

D. Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện

12. Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy Tân Minh Trị để vận dụng trong cuộc sống đổi mới đất nước hiện nay

A. Xóa bỏ hoàn toàn cá cũ; tiếp nhận, học hỏi cái mới tiến bộ, những thành tựu của thế giới

B. Dựa vào sức mạnh của khối đoàn kế toàn dân để tiến hành thành công công cuộc đổi mới đất nước

C. Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước

D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp: Xem lại mục 1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

Lời giải: đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ)

Chọn B

Câu 2

Phương pháp: Xem lại mục 2. Cuộc Duy tân Minh Trị

Lời giải: Minh Trị là hiệu của vua Mút-xu-hi-tô

Chọn C

Câu 3

Phương pháp: Xem lại mục 1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

Lời giải: Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ)

Chọn C

Câu 4

Phương pháp: Xem lại mục  2. Cuộc Duy tân Minh Trị

Lời giải: Tháng 01/1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh trị.

Chọn D

Câu 5

Phương pháp: Xem lại mục 2. Cuộc Duy tân Minh Trị

Lời giải: Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…

Chọn C

Câu 6

Phương pháp: Xem lại mục 2. Cuộc Duy tân Minh Trị

Lời giải: Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của từng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
Chọn D

Câu 7

Phương pháp: Xem lại mục 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Lời giải: Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).

Chọn D

Câu 8

Phương pháp: Xem lại mục 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Lời giải: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đặc biệt từ sau cuộc Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản.

Chọn C

Câu 9

Phương pháp: Xem lại mục 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Lời giải: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).

Chọn B

Câu 10

Phương pháp: Xem lại mục 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Lời giải: “Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1901 do Cataiama Xen một người bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản, đứng đầu. Xuất thân từ công nhân in ở Tôkiô, năm 23 tuổi, ông đã tham gia tích cực rồi trở hành lãnh đạo của phong trào công nhân đường sắt.”

Chọn D

Câu 11

Phương pháp: Xem lại mục 1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

Lời giải: Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản và xã hội phong kiến Việt Nam là mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Chọn B

Câu 12

Phương pháp: Xem lại mục 2. Cuộc Duy tân Minh Trị

Lời giải: Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm  từ cuộc Duy Tân Minh Trị để vận dụng trong cuộc sống đổi mới đất nước hiện nay đó là: Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước.

Chọn C

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 1 trang 3 SBT Lịch sử 11 Bài 1 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF