OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 11 Bài 1: Nhật Bản


Với bài học này, các em sẽ được tìm hiểu nước Nhật giữa thế hỉ XIX đến đầu thế kỉ XX từ một nước với chế độ Mạc Phủ suy yếu khủng hoảng, kinh tế lạc hậu chậm phát triển đã trở thành một nước Tư Bản Chủ Nghĩa với nền kinh tế phát triển và bắt đầu thực hiện chính sách bành trướng xâm lược thuộc địa. Nhật Bản được mệnh danh là "Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến". Vậy quá trình vượt qua khó khăn và khủng hoảng để vươn lên thành một nước Đế quốc phát triển như thế nào. Mời tất cả các em cùng tìm hiểu: Bài 1: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1 Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

  • Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.

a. Về kinh tế:

  • Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
  • Công nghiệp: ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

b. Về xã hội:

  • Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giàu có.
  • Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.
  • Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.

c. Về chính trị:

  • Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
  • Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

→ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.

1.2 Cuộc Duy tân Minh Trị

Minh Trị

Vài nét về Thiên Hoàng Minh Trị: "Thiên hoàng Minh Trị (3/11/1852 - 30 /7/1912) là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 3 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh."

a. Nguyên nhân:

  • Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
  • Phong trào đấu tranh chống Sô gun  nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
  • Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.

 b. Nội dung cải cách Minh Trị:

  • Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.
  • Về chính trị :
    • Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
    • Ban hành Hiến pháp 1889.
  • Về kinh tế:
    • Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
    • Tăng cường phát triển  kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
    • Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
  • Về quân sự:
    • Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
    • Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
    • Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
  • Về giáo dục:
    • Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
    • Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,.
    • Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…

c. Tính chất – ý nghĩa:

  • Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
  • Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
  • Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

1.3 Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

  • Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
  • Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.
  • Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng:
    • Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan.
    • Năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật
    • Năm 1904-1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa-kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên.
    • Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hung mạnh nhất châu Á.
    • Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động.
    • Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến”
  •  Chính sách đối nội:
    • Rất phản động, bóc lột nặng nề nhân dân trong nước, nhất là giai cấp công nhân, công nhân Nhật phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày trong những điều kiện tồi tệ, tiền lương thấp.
    • Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.

Vùng ảnh hưởng của nhật bản

(Thuộc địa và những vungd ảnh hưởng của Nhật Bản)

ADMICRO
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố bài học

Qua bài học này các em cần nắm những nội dung sau: 

  • Nền kinh tế Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX như thế nào? Tồn tại chế độ chính trị nào.
  • Nguyên nhân, nội dung của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị 
  • Ảnh hưởng của cuộc cải cách đó đến các nước trên thế giới như thế nào. 
  • Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa như thế nào?

2.1. Bài tập trắc nghiệm

Để cũng cố bài học, xin mời các em cũng làm bài Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 với những câu hỏi củng cố bám sát nội dung bài học.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 1 sẽ giúp các em nắm được các gợi ý trả lời câu hỏi.

Các em tiếp tục tìm hiểu về một đất nước mới: Bài 2. Ấn Độ

3. Hỏi đáp bài học Nhật Bản

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

NONE
OFF