Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á lần lượt trở thành thuộc địa và nữa thuộc địa của thực dân phương Tây. Còn Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh thì như thế nào? Để biết được tình hình châu Phi và khu vực Mĩ Latinh cuối TK XIX – đầu TK XX như thế nào mời các em học sinh tìm hiểu bài: Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
Tóm tắt lý thuyết
1.1 Châu Phi
Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản, có nền văn hóa lâu đời.
Châu Phi có nền văn minh cổ đại rực rỡ.
Các Đế quốc xâm lược phân chia châu Phi
Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.
Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.
Anh chiếm: Nam Phi, Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xômali, Gam-bi-a.
Pháp chiếm: Tây Phi, miền xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.
Đức: Camôrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Tadania,
Bỉ chiếm: Công gô
Bồ Đào Nha: Mô-dam Bích, Ănggôla và một phần Ghinê
Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.
Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi
Thời gian |
Phong trào đấu tranh |
Kết quả |
1830-1874 |
Cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê ở Angiêri thu hút đông đảo lực lượng tham gia |
Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này. |
1879-1882 |
Ở Ai Cập Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ” |
Năm 1882 các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào |
1882-1898 |
Mu-ha-met At-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh |
Năm 1898 phong trào bị đàn áp đẫm máu nên thất bại |
1889 |
Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia. |
- Ngày 01/3/1896 Italia thất bại, Êtiôpia giữ được độc lập -Cùng với Libêria là những nước châu Phi giữ được độc lập ở cuối thế kỉ XIX đến XX. |
Kết quả: phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Êtiôpia).
Nguyên nhân thất bại là do: chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp.
Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau - đầu thế kỉ XX.
Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.
Mĩ La-tinh: là một phần lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ. Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. Sở dĩ gọi đây là khu vực Mĩ La-tinh vì cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (ngữ hệ La -tinh).
Trước khi xâm lược, Mĩ La-tinh là một khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tài nguyên. Cư dân bản địa ở đây là người Inđian, chủ nhân của nhiều văn hóa cổ nổi tiếng, văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.
1.2. Khu vực Mĩ La-tinh
Chế độ thực dân ở Mĩ La-tinh:
Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ La-tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc:
Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền
Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên (vàng và bạc, người ta còn chở từ châu Mĩ về Tây Ban Nha đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá, bông...)
Phong trào đấu tranh giành độc lập
Thời gian |
Tên nước |
Kết quả |
Cuối XVIII |
Ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a. |
Năm 1803 thắng lợi. Haiti thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ. Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh. |
20 năm đầu thế kỉ XX |
Phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi, quyết liệt, các quốc gia độc lập ở Mĩ La-tinh lần lượt hình thành. |
Các quốc gia độc lập ra đời: Mê hi cô: 1821 Áchentina: 1816 Urugoay: 1828 Paragoay: 1811 Braxin: 1822 Pê-ru: 1821 Colômbia: 1830 Ecuađo: 1830 |
Nhận xét
Đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thóat khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành quốc gia độc lập
Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ
Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh có tiến bộ về kinh tế xã hội: Braxin trồng nhiều bông và cao su, cung cấp một nửa cà phê cho thị trường thế giới. Achentina sản xuất len, da cừu, thịt bò xuất khẩu sang Anh... Các đồn điền trồng lúa mì, cây công nghiệp, chăn nuôi lấy thịt, sữa và lông phát triển mạnh trở thành nguồn hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Dân số tăng nhanh do người nhập cư ngày càng đông.
Mĩ âm mưu biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” của Mĩ ở Mĩ La-tinh.
Để thực hiện được âm mưu của mình, Mĩ đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học thuyết: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mỹ) dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn.
Năm 1898 Mỹ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khởi châu Mĩ.
Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này.
→ Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
2. Luyện tập củng cố
Qua bài này các em phải nắm được các kiến thức cơ bản về châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Bên cạnh đó các em phải giải thích được lí do vì sao "Trong bối cảnh chung của thế giới đều bị thực dân phương Tây biến thành thuộc địa, vì sao Mĩ Latinh lại giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha?"
2.1. Bài tập trắc nghiệm
Trong phần sau là các câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 5 nhằm giúp các em củng cố lại các kiến thức đã học ở trên.
-
- A. Ha-i-ti, 1802
- B. Ha-i-ti, 1804
- C. Mê-hi-cô, 1821
- D. Bra-xin, 1791
-
- A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
- B. Pháp và Bồ Đào Nha
- C. Anh và Hà Lan
- D. Hà Lan và Tây Ban Nha
-
- A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- B. Có nhiều thi trường để buôn bán
- C. Nguồn nhân công dồi dào
- D. Sau khi xây dựng xong Kênh đào Xuy-ê
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Ngoài ra, còn có phần Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 5 gồm hướng dẫn giải chi tiết và dễ hiểu các bài tập trong sách giáo khoa.
Nếu các em có thắc mắc về các nội dung có liên quan đến bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc.
Các em có thể tham khảo bài học tiếp theo: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247