OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản


Bài 2 Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản của chương trình Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh về những bước phát triển vượt bậc trong đời sống kinh tế, xã hội của chủ nghĩa tư bản thời kì cận đại đến thời kì hiện đại. Chúc các em có thời gian học tập vui vẻ và có kết quả học tập tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nổ ra thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp, thiết lập được nhà nước tư sản, mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Nửa sau thế kỉ XIX, cách mạng tư sản tiếp tục bùng nổ dưới nhiều hình thức khác nhau như đấu tranh thống nhất đất nước (I-ta-li-a, Đức), cải cách nông nô (Nga),... Mặc dù vẫn có những hạn chế nhưng các cuộc cách mạng tư sản này đã tạo điều kiện đề chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

Lược đồ các quốc gia đã xác lập được chế độ tư bản chủ nghĩa đến năm 1871

1.2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa

- Sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở châu Âu và Bắc Mỹ, việc tìm ra các vùng đất mới đã thúc đẩy các nước tư bản chủ nghĩa tiến hành quá trình thực dân hoá.

- Trong gần bốn thế kỉ, từ thế kỉ XVI cho đến đầu thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã trải rộng khắp châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Chủ nghĩa đế quốc ra đời với chính sách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.

+ Dẫn đầu là nước Anh với hệ thống thuộc địa rộng khắp, đặc biệt ở châu Á, châu Phi, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2). Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” và là đế quốc thực dân ”Mặt Trời không bao giờ lặn”.

+ Tư bản Pháp cũng ráo riết xâm lược thuộc địa ở châu Á và châu Phi, tham gia xâu xé Trung Quốc. Đến đầu thế kỉ XX, thuộc địa của Pháp có khoảng 11 triệu km2, với 55,5 triệu dân, xếp thứ 2 sau Anh.

+ Từ giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thôn tính thuộc địa. Bằng sức mạnh của đồng đô la và “cây gậy”, Mỹ đã biến khu vực Mỹ Latinh thành “sân sau” của mình, đồng thời, mở rộng phạm vi xâm lược ra châu Á, đưa ra chính sách “mở cửa” với Trung Quốc.

+ Ngoài ra, những nước tư bản khác như: Đức, I-ta-li-a,... cũng chạy đua cạnh tranh, giành giật thuộc địa, ráo riết thành lập các khối liên minh quân sự, chuẩn bị chiến tranh đế quốc.

Lược đồ hệ thống thuộc địa của đế quốc Anh, Pháp đầu thế kỉ XX

 

b) Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Nhờ những thành tựu khoa học, kĩ thuật cùng nguồn nguyên liệu khai thác từ thuộc địa, chủ nghĩa tư bản mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư vốn bằng sự liên kết giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngoại thương và tín dụng được đẩy mạnh, đứng đầu là Anh.

- Các nước tư bản mở rộng xuất khẩu tư bản, đẩy mạnh hoạt động ngân hàng, tài chính.

+ Hình thức đầu tư: Lực lượng tư bản tài chính ở các nước tư bản chuyển vốn ra kinh doanh bên ngoài dưới hình thức cho vay hoặc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, phát triển giao thông vận tải.

+ Đối tượng đầu tư: Là thuộc địa và các nước kém phát triển.

+ Kết quả: Sự mở rộng đầu tư tài chính này mang lại lợi nhuận to lớn, đặc biệt là những nước có nhiều thuộc địa như Anh và Pháp. Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”, Pháp được gọi là “chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi”.

 

c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

- Giai đoạn đầu (từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX), chủ nghĩa tư bản được gọi là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: tư bản tự do kinh doanh, chịu sự chi phối của quy luật thị trường, không có sự can thiệp của nhà nước.

- Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XIX, tự do cạnh tranh ở các nước tư bản phát triển cao độ, dẫn tới tập trung sản xuất và tích tụ tư bản, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Biểu hiện rõ nhất là sự hình thành các tổ chức độc quyền (lũng đoạn) dưới nhiều hình thức như:

+ Các-ten (hợp nhất nhằm phân chia thị trường tiêu thụ, xác định quy mô sản xuất và giá cả ở Đức).

+ Xanh-đi-ca (thống nhất về tiêu thụ sản phẩm ở Nga, Pháp).

+ Tơ-rớt (thống nhất cả sản xuất và tiêu thụ vào tay một nhóm lũng đoạn ở Mỹ).

- Tư bản ngân hàng cũng tham gia mạnh vào quá trình sản xuất, hợp nhất với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.

1.3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

a) Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền với sức mạnh chính trị của nhà nước tư bản (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc trưng cơ bản sau:

+ Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.

+ Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ.

+ Lực lượng lao động có nhiều chuyển biến.

+ Chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng.

+ Là một hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.

U-ni-le-vơ - một trong những công ty xuyên quốc gia hàng đầu

Điều hành giám sát trong nhà máy sản xuất ô tô thời đại 4.0

 

b) Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Tiềm năng:

+ Chủ nghĩa tư bản có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh.

+ Chủ nghĩa tư bản có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có hệ thống pháp chế hoàn chỉnh, phát huy những giá trị văn hoá - chính trị tư bản chủ nghĩa (tinh thần thượng tôn pháp luật, dân chủ, đảm bảo phúc lợi xã hội,...)

+ Chủ nghĩa tư bản có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò điều tiết vĩ mô của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho các nước tư bản những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Các nước tư bản phát triển sẽ nắm bắt được mạng lưới toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia, chủ động liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thách thức:

+ Các cuộc khủng hoảng (kinh tế - tài chính, năng lượng, lương thực, suy thoái môi trường sinh thái,...) đang đặt ra nhiều thách thức cho cả nhân loại, trong đó có các quốc gia tư bản chủ nghĩa. Nhiều vấn đề đặt ra như nạn thất nghiệp, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, xung đột sắc tộc, tôn giáo,.. vẫn hiện hữu trong xã hội tư bản.

+ Các thiết chế dân chủ vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn. Nhiều cuộc phản kháng xã hội vẫn bùng nổ mạnh mẽ tại các nước tư bản phát triển đã phản ánh thực trạng đó.

+ Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh, những vấn đề an ninh phi truyền thống đang đặt ra nhiều thách thức cho mọi quốc gia dân tộc. Đặc biệt, vấn đề an ninh con người (an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân,...) cần sự chung tay của nhiều quốc gia liên quan. Đại dịch Covid -19 đã gây ra cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế, đặt các quốc gia tư bản trước nhiều biến động, khó khăn.

Các thành viên của Liên minh ‘Đứng lên Si-ca-gô’ tuần hành ở Si-ca-gô (Mỹ) ngày 10 - 10 - 2011

ADMICRO

Bài tập minh họa

Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản.

 

Hướng dẫn giải

- Chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền với sức mạnh chính trị của nhà nước tư bản (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc trưng cơ bản sau:

+ Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.

+ Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ.

+ Lực lượng lao động có nhiều chuyển biến.

+ Chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng.

+ Là một hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.

ADMICRO

Luyện tập Bài 2 Lịch sử 11 CTST

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

- Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

- Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

- Nêu được khái niệm, tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản.

- Vận dụng được những hiểu biết về lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Lịch sử 11 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Lịch sử 11 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi mục 1 trang 14 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 2a trang 15 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 2b trang 16 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 2c trang 17 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 3a trang 17 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 3b trang 19 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 19 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 19 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 19 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 2 Lịch sử 11 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

NONE
OFF