OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản


Bài giảng Lịch sử 11 thuộc Chương 1 Bài 1 Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản của chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 với các hoạt động học tập và tổng kết kiến thức cần nhớ, giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản

a) Về kinh tế

- Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.

Hải cảng An-véc-pen (Nê-đéc-lan) vào thế kỉ XVI của tác giả Lu-cát Ven Van-cân-bớt, năm 1593

+ Các công trường thủ công ra đời với các nghề phổ biến như len, dạ, vải, đóng tàu, khai thác mỏ, luyện kim,…

+ Nhiều trung tâm công - thương nghiệp, tài chính xuất hiện như An-véc-pen, Am-xtéc-đam (Nê-đéc-lan); Luân Đôn (Anh); Mác-xây (Pháp); Bô-xtơn (Bắc Mỹ).

+ Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hỗ trợ cho công, thương nghiệp. Nhiều lãnh chúa phong kiến chuyển sang kinh doanh ruộng đất, sản xuất hoặc cho thuê.

- Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ cuối thời trung đại, dẫn tới sự thay đổi về chính trị và xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển này gặp phải nhiều rào cản từ phía nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc của chính quốc.

 

b) Về chính trị, xã hội

Về chính trị:

- Vào hậu kì trung đại, chế độ phong kiến ở các nước Tây Âu đã bộc lộ nhiều khủng hoảng sâu sắc. Các vương triều phong kiến vẫn duy trì chế độ quân chủ độc đoán, nắm giữ cả vương quyền và thần quyền, với công cụ thống trị gồm quân đội, cảnh sát và nhà thờ.

Tranh minh họa phân tầng xã hội Tây Âu thế kỉ XV

- Tình hình chính trị rối ren với các vấn đề như:

+ Khủng hoảng về tài chính, xung đột trong nghị viện (ở Anh).

+ Mâu thuẫn của chế độ ba đẳng cấp (ở Pháp).

+ Ở các vùng đất bị xâm lược và cai trị bởi các thế lực bên ngoài (như: Nê-đéc-lan, Bắc Mỹ,…) người dân bị mất tự do về chính trị, bị đàn áp về tôn giáo, chịu sự bất bình đẳng về kinh tế.

Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng (tranh biếm họa)

Về xã hội:

- Sự phát triển của nền kinh tế đã làm biến đổi xã hội Tây Âu và Bắc Mỹ, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới, đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Một bộ phận giai cấp quý tộc phong kiến phân hoá thành quý tộc mới, tiêu biểu như Anh.

+ Sự lớn mạnh của các ngành công - thương nghiệp đã tạo điều kiện ra đời giai cấp tư sản có thực lực, đầy tiềm năng (ở Anh, Pháp, Bắc Mỹ).

+ Phương thức kinh doanh trong các đồn điền đã hình thành nên giai cấp chủ nô giàu có ở các bang miền Nam (ở Bắc Mỹ).

⇒ Các giai cấp này có mâu thuẫn với chế độ phong kiến bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực dân, họ muốn làm cách mạng để xác lập chế độ mới tiến bộ hơn.

- Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tầng lớp tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa, quý tộc sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng.

 

c) Về tư tưởng

- Cùng với sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tư sản dần được hình thành và được biểu hiện trên các mặt khác nhau.

+ Phong trào Cải cách tôn giáo đã cho ra đời những giáo phái mới phù hợp hơn với giai cấp tư sản như Tân giáo (Nê-đéc-lan), Thanh giáo (Anh),...

+ Ở Pháp, xuất hiện trào lưu tư tưởng “Triết học Ánh sáng” với những cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực như Triết học, Sử học, Văn học,... Thời đại Khai sáng bùng nổ ở châu Âu với tư tưởng mới hướng về giải phóng con người, thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng hoặc nêu cao tinh thần dân tộc đối với những nước bị lệ thuộc.

Bức tranh "Buổi đọc vở bi kịch trẻ mồ côi Trung Quốc trong phòng bà Giép-phrin" của tác giả G.Le-mông-ni-ơ

1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản

a) Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản

Mục tiêu: Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

- Mục tiêu chung: Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, gạt bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Về kinh tế: thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa; hướng đến một nền sản xuất tập trung, cải tiến kĩ thuật.

+ Về chính trị: xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật.

Nhiệm vụ: Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ đều hướng tới hai nhiệm vụ chính là nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ.

- Nhiệm vụ dân tộc:

+ Giành độc lập dân tộc.

+ Xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc.

- Nhiệm vụ dân chủ:

+ Xoá bỏ tính chất chuyên chế phong kiến.

+ Xác lập nền dân chủ tư sản (thành lập nhà nước cộng hòa tư sản hoặc quân chủ lập hiến, ban bố các quyền dân chủ tư sản).

 

b) Giai cấp lãnh đạo cách mạng tư sản

- Lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là lực lượng mới, có tư tưởng dân chủ tiến bộ, là bộ phận có thế lực trong xã hội. Đó là giai cấp tư sản (hoặc quý tộc tư sản hoá) như trong Cách mạng tư sản Anh, Đức, Nhật Bản hoặc là giai cấp tư sản công thương như ở Mỹ, Pháp.

- Thời kì sau, có những cuộc cách mạng mang tính chất tư sản nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo (cách mạng ở nước Nga đầu thế kỉ XX).

- Một số nhà lãnh đạo tiêu biểu của các cuộc cách mạng tư sản như: Ô. Crôm-oen (Anh), G.Oa-sinh-tơn (Bắc Mỹ), M. Rô-be-spie (Pháp).…

Tượng Ô.Crôm-oen trước Tòa nhà Nghị viện (Luân Đôn - Anh)

 

c) Động lực của cách mạng tư sản

- Động lực của cách mạng tư sản bao gồm các giai cấp và tầng lớp đối lập với chế độ phong kiến (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,…). Ở Bắc Mỹ còn có cả nô lệ da đen và những người da đỏ. Họ là lực lượng chính tham gia cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến hoặc thực dân, giành những quyền lợi về chính trị, kinh tế, xã hội.

Tranh vẽ trên đá có tựa đề "Tiêu hủy trà tại cảng Bô-xtơn" của tác giả N. Cơ-ri-ờ, năm 1846

1.3. Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản

a) Kết quả

- Cách mạng tư sản bùng nổ từ thế kỉ XVI, lan rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ, trải qua nhiều giai đoạn, thậm chí nhiều nơi kéo dài đến thế kỉ XX. Các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ, xoá bỏ được tàn dư của chế độ phong kiến, thiết lập quan hệ sản xuất mới, xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử của mỗi nước mà kết quả của các cuộc cách mạng tư sản có sự khác nhau. Ví dụ như:

+ Cách mạng ở Nê-đéc-lan và các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ đã giải phóng thuộc địa, lập ra nhà nước cộng hòa tư sản.

+ Cách mạng tư sản Anh giành được quyền lực cho phe Nghị viện, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Cách mạng tư sản Pháp đập tan chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.

 

b) Ý nghĩa

- Cách mạng tư sản thắng lợi đã đặt dấu mốc cho chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời. Sau các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp bùng nổ, thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển vượt bậc. Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.

- Các bản tuyên ngôn, hiến pháp được công bố sau các cuộc cách mạng tư sản mang tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người, quyền công dân. Do đó, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ Latinh.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Các em hãy trình bày về tiền đề kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

 

Hướng dẫn giải:

- Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.

+ Các công trường thủ công ra đời với các nghề phổ biến như len, dạ, vải, đóng tàu, khai thác mỏ, luyện kim,…

+ Nhiều trung tâm công - thương nghiệp, tài chính xuất hiện như  An-véc-pen, Am-xtéc-đam (Nê-đéc-lan); Luân Đôn (Anh); Mác-xây (Pháp); Bô-xtơn (Bắc Mỹ),…

+ Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hỗ trợ cho  công, thương nghiệp. Nhiều lãnh chúa phong kiến chuyển sang kinh doanh ruộng đất, sản xuất hoặc cho thuê.

- Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ cuối thời trung đại, dẫn tới sự thay đổi về chính trị và xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển này gặp phải nhiều rào cản từ phía nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc của chính quốc.

ADMICRO

Luyện tập Bài 1 Lịch sử 11 CTST

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.

- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản.

- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Lịch sử 11 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Lịch sử 11 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 4 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 1a trang 5 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 1b trang 6 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 1c trang 7 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 mục 2a trang 8 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 mục 2a trang 8 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 2b trang 9 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 2c trang 9 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 3a trang 10 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 13 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 13 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 13 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 1 Lịch sử 11 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

NONE
OFF