OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Xác định điện tích của mỗi quả cầu kim loại giông hệt nhau, đặt cách nhau một đoạn r=0,1m trước khi tiếp xúc với nhau

Cho hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giông hệt nhau, đặt cách nhau một đoạn r=0,1m trong không khí. Ban đầu hai quả cầu đó được tích điện trái dấu, chúng hút nhau với lực F1=\(6,4.10^{-2}N\). Sau đó cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, rồi đưa chúng về vị trí cũ thì chúng thấy đẩy nhau với lực F2=\(3,6.10^{-2}N\). Xác định  điện tích của mỗi quả cầu trước khi cho chúng tiếp xúc với nhau.

  bởi Aser Aser 05/09/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Gọi q1,q2 là điện tích của quả cầu 1 và quả cầu 2 trước khi chúng tiếp xúc với nhau.Độ lớn của lực tương tác giữa chúng được xác định theo định luật Culông :
    \(F_1=k\frac{\left|q_1q_2\right|}{r^2}\) từ đó \(q_1q_2=-\frac{F_1r^2}{k}\) (có dấu \(\text{"−"}\) vì hai điên tích \(q_1,q_2\) trái dấu)
    Thay số ta được : \(q_1q_2=-\frac{6,4}{9}.10^{-13}\left(1\right)\)
    Sau khi tiếp xúc với nhau, điện tích của hai quả cầu trở nên bằng nhau và có độ lớn bằng \(\frac{\left|q_1+q_2\right|}{2}\)  do đó lực đẩy giữa chúng là: \(F_2=\frac{k\left(\frac{q_1+q_2}{2}\right)^2}{r^2}\)
    Suy ra \(\left(q_1+q_2\right)^2=\frac{4F_2r^2}{k}\) Thay số vào ta được \(\left(q_1+q_2\right)^2=16.10^{-14}\)
    hay : \(q_1+q_2=\pm4.10^{-7}\left(2\right)\)
    Giải hệ phương trình (1),(2) ta được :
           \(q_1=-\frac{4}{3}.10^{-7}\approx-1,33.10^{-7}C\)
          \(q_2=\frac{16}{3}.10^{-7}\approx5,33.10^{-7}C\)
    hoặc \(q_1=\frac{4}{3}.10^{-7}\approx1,33.10^{-7}C\)
            \(q_2=-\frac{16}{3}.10^{-7}\approx-5,33.10^{-7}C\)

      bởi Trần Thị Mây Anh 05/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF