OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật kính của một kính thiên văn học sinh có tiêu cự f1 = 1,2m. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 4cm.

a)  Tính khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

b)  Một học sinh dùng kính thiên văn nói trên để quan sát Mặt Trăng. Điểm cực viễn của học sinh này cách mắt 50cm. Tính khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính khi học sinh đó quan sát không điều tiết.

  bởi thu hằng 16/02/2022
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • a)  Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực

    -    Sơ đồ tạo ảnh: AB (vô cực) $\xrightarrow{{{\text{L}}_{\text{1}}}}$ A1B1 $\xrightarrow{{{\text{L}}_{\text{2}}}}$ A2B2 (ảnh ảo)

         Ta có: Vật AB ở vô cực nên ảnh A1B1 ở ${{{F}'}_{1}}$ Þ ${{{d}'}_{1}}$ = f1 = 120cm.

    -    Khi ngắm chừng ở vô cực, ảnh ảo A2B2 ở ${{{F}'}_{2}}$ Þ ${{{d}'}_{2}}$ = –$\infty $ Þ d2 = f2 = 4cm.

    -    Khoảng cách giữa hai kính: a = O1O2 = ${{{d}'}_{1}}$ + d2 = f1 + f2 = 124cm (hệ vô tiêu).

    -    Độ bội giác của kính: ${{\text{G}}_{\infty }}$ = $\frac{{{f}_{1}}}{{{f}_{2}}}$ = $\frac{120}{4}$ = 30.

         Vậy: Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực lần lượt là 124cm và 30.

    b)  Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính khi học sinh quan sát không điều tiết

    -    Sơ đồ tạo ảnh (kính sát mắt): AB(vô cực) $\xrightarrow{{{\text{O}}_{\text{1}}}}$ A1B1 $\xrightarrow{{{\text{O}}_{\text{2}}}}$ A2B2 (ảnh ảo)

         Ta có: d1 = $\infty $; ${{{d}'}_{1}}$ = f1 = 120cm; ${{{d}'}_{2}}$ = –O2Cv = –OCv = –50cm.

         Þ d2 = $\frac{{{{{d}'}}_{2}}{{f}_{2}}}{{{{{d}'}}_{2}}-{{f}_{2}}}$ = $\frac{(-50).4}{-50-4}$ = 3,7cm

    -    Khoảng cách giữa hai kính:

         a = O1O2 = ${{{d}'}_{1}}$ + d2 = 120 + 3,7 = 123,7cm.

    -    Độ bội giác của kính: tan${{\alpha }_{\text{0}}}$ = $\frac{{{A}_{1}}{{B}_{1}}}{{{f}_{1}}}$.

    -    Mặt khác, ta có: tan$\alpha $ = $\frac{{{A}_{2}}{{B}_{2}}}{O{{A}_{2}}}$ =  $\frac{{{A}_{2}}{{B}_{2}}}{\left| {{{{d}'}}_{2}} \right|+\ell }$.

    -    Độ bội giác: G = $\frac{\text{tan}\alpha }{\text{tan}{{\alpha }_{\text{0}}}}$ = $\frac{{{A}_{2}}{{B}_{2}}}{{{A}_{1}}{{B}_{1}}}$.$\frac{{{f}_{1}}}{\left| {{{{d}'}}_{2}} \right|+\ell }$ = $\left| \frac{{{{{d}'}}_{2}}}{{{d}_{2}}} \right|$.$\frac{{{f}_{1}}}{\left| {{{{d}'}}_{2}} \right|+\ell }$.

    -    Trường hợp mắt sát kính: $\ell $ = 0 Þ G = $\left| \frac{{{{{d}'}}_{2}}}{{{d}_{2}}} \right|$.$\frac{{{f}_{1}}}{\left| {{{{d}'}}_{2}} \right|}$ = $\frac{{{f}_{1}}}{\left| {{d}_{2}} \right|}$Þ G = $\frac{120}{3,7}$ = 32,4

         Vậy: Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính khi học sinh quan sát không điều tiết lần lượt là 123,7cm và 32,4.

      bởi Bảo Hân 16/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF