OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Mắt có tiêu cự biến thiên từ 14 mm đến 14,8 mm, khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 15 mm.

a) Tìm giới hạn nhìn rõ của mắt và độ biến thiên độ tụ của mắt.

b) Người này dùng một gương cầu lõm bán kính R = 50 cm để soi mặt. Hỏi phải đặt gương cách mắt bao nhiêu để người này nhìn thấy ảnh của mình trong gương.

c) Người này cần đeo kính gì, tiêu cự bao nhiêu để sửa tật? Khi đeo kính người này nhìn rõ khoảng gần nhất cách mắt bao nhiêu? (biết kính đeo cách mắt 1 cm)

  bởi Lê Thánh Tông 18/02/2022
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • a) Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc: OV = d = 15 mm

    + Khi mắt nhìn vật ở cực viễn CV : d = OCV; Tiêu cự của thủy tinh thể lúc này cực đại: \({{f}_{\max }}=14,8mm\)

    \(\frac{1}{{{f}_{\max }}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{O{{C}_{V}}}\Rightarrow O{{C}_{V}}=1110mm=111cm\)

    + Khi mắt nhìn vật ở cực cận CC : d = OCC; Tiêu cự của thủy tinh thể lúc này cực tiểu: \({{f}_{\min }}=14mm\)

    \(\frac{1}{{{f}_{\min }}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{O{{C}_{C}}}\Rightarrow O{{C}_{C}}=210mm=21cm\)

    Vậy mắt người này nhìn được những vật đặt cách mắt từ 21 cm đến 111 cm.

    * OCC = 21 cm = 0,21 m; OCV = 111 cm = 1,11 m

    Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc d = OV không đổi

    Khoảng cách từ vật đến mắt là d

    Ta có: \(\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}\) (f là tiêu cự của thủy tinh thể)

    Khi mắt nhìn vật ở cực viễn CV : d = OCV

    \({{D}_{\min }}=\frac{1}{{{f}_{\max }}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{O{{C}_{V}}}\left( 1 \right)\)

    Khi mắt nhìn vật ở cực cận CC : d = OCC

    \({{D}_{\max }}=\frac{1}{{{f}_{\min }}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{O{{C}_{C}}}\left( 2 \right)\)

    Lấy (2) – (1): \(\Delta D={{D}_{\max }}-{{D}_{\min }}=\frac{1}{O{{C}_{C}}}-\frac{1}{O{{C}_{V}}}=\frac{1}{0,21}-\frac{1}{1,11}=3,86\,\tilde{n}io\hat{a}p\)

    b) Tiêu cự gương cầu: \(f=\frac{R}{2}=25cm\)

    Gọi d là khoảng cách từ người đến gương; d’ là khoảng cách từ ảnh đến gương.

    + Khi ảnh ảo ở cực viễn CV của mắt: \({{d}_{V}}-d{{'}_{V}}=O{{C}_{V}}=111\) (do dV > 0; d’V < 0)

    \(\Leftrightarrow {{d}_{V}}-\frac{{{d}_{V}}.25}{{{d}_{V}}-25}=111\Leftrightarrow d_{V}^{2}-161{{d}_{V}}+2275=0\left( * \right)\)

    Giải (*) ta được dV = 15,65 cm (loại dV = 145,3 cm vì dV < f)

    + Khi ảnh ảo ở cực cận CC của mắt:

    \({{d}_{C}}-d{{'}_{C}}=O{{C}_{C}}=21\)  (do dC > 0; dC < 0) \(\Leftrightarrow {{d}_{C}}-\frac{{{d}_{C}}.25}{{{d}_{C}}-25}=21\Leftrightarrow d_{C}^{2}-71{{d}_{C}}+525=0\\)

    Giải (*) ta được dC = 8,38 cm (loại dC = 62,6 cm vì dC < f)

    Vậy người này phải đặt gương cách mắt từ 8,38 cm đến 15,65 cm để người này thấy ảnh cùng chiều trong gương.

    c) Muốn sửa tật cận thị (hay muốn nhìn vật ở xa vô cực mà không cần điều tiết) cần đeo kính phân kỳ có tiêu cự sao cho vật ở xa qua kính cho ảnh ảo ở cực viên của mắt $\Rightarrow $ Mắt nhìn rõ vật mà không cần điều tiết.

    Kính đeo sát cách mắt 1 cm: \({{f}_{k}}=-\left( O{{C}_{V}}-1 \right)=-110\text{ }cm\)

    Khi đeo kính này, vật gần nhất mắt nhìn rõ qua kính cho ảnh ảo ở cực cận CC của mắt.

    Ta có: \({{d}_{C}}=-\left( O{{C}_{C}}-1 \right)=-20\text{ }cm\Rightarrow {{d}_{C}}=\frac{{{d}_{C}}{{f}_{k}}}{{{d}_{C}}-{{f}_{k}}}=\frac{-20.\left( -110 \right)}{-20+110}=24,4cm\)

    Vậy khi đeo kính trên vật gần nhất mắt nhìn rõ cách kính 24,4 cm và cách mắt 25,4 cm.

      bởi Bao Chau 18/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF