OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hai gương phẳng tạo nhị diện có góc phẳng A. Một tia tới phản xạ liên tiếp trên hai gương lần lượt ở \({{I}_{1}}\) và \({{I}_{2}}\). Các góc tới là i và \({i}'\). Góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ lần thứ hai là D.

a) Tia tới và gương \({{I}_{1}}\) cố định. Quay gương \({{I}_{2}}\) để A thay đổi từ \(0{}^\circ \) đến \(180{}^\circ \).

- Lập hệ thức giữa D và A. A phải có giá trị nào để tia phản xạ thứ hai vuông góc với tia tới?

- Tính i nếu \({i}'=i\).

- Vẽ đường đi của tia sáng.

b) Giữa A không đổi, quay hệ hai gương quanh cạnh chung. Chứng tỏ nếu tia tới cố định thì tia phản xạ thứ hai có phương không đổi. 

  bởi Nhật Mai 21/02/2022
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Vẽ các tia tới và tia phản xạ qua hai gương như hình vẽ.

     - Hệ thức giữa D và A:

    Tam giác \(O{{I}_{1}}{{I}_{2}}\) cho: \(\widehat{O}=i+{i}'\).

    Mặt khác: \(\widehat{O}=\widehat{A}\) (góc có cạnh tương ứng vuông góc).

    \(\Rightarrow i+{i}'=A\)

    Tam giác \(D{{I}_{1}}{{I}_{2}}\) cho:

    \(\widehat{D}=\widehat{D{{I}_{1}}{{I}_{2}}}+\widehat{D{{I}_{2}}{{I}_{1}}}=2i+2{i}'=2\text{A}\).

    Khi tia phản xạ thứ hai vuông góc với tia tới:

    \(D=90{}^\circ \Rightarrow A=45{}^\circ \).

    - Tính i: Nếu \(i={i}'\) thì \(i={i}'=\frac{A}{2}=\frac{45{}^\circ }{2}=22{}^\circ 3{0}'\).

    - Đường đi của tia sáng: Hình vẽ.

    b) Chứng tỏ tia phản xạ thứ hai có phương không đổi

    Từ hệ thức: \(D=2\text{A}\) ta thấy: D chỉ phụ thuộc vào A nên nếu giữa A không đổi và tia tới cố định thì D không đổi, do đó tia phản xạ thứ hai sẽ có phương không đổi.

      bởi Phung Thuy 22/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF