OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện chạy trong 2 dây dẫn ngược chiều nhau và có cường độ \({{I}_{1}}=10\,\text{A};\,\,{{I}_{2}}=20\,\text{A}\). Tìm cảm ứng từ tại?

a) Điểm A cách mỗi dây 5 cm.

b) Điểm B cách dây 1 đoạn 4 cm cách dây 2 đoạn 14 cm                      

c) Điểm M cách mỗi dây 10 cm.

d) Điểm N cách dây 1 đoạn 8 cm và cách dây 2 đoạn 6 cm.

 

  bởi Mai Bảo Khánh 11/04/2022
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Điểm A cách mỗi dây 5 cm.

    Vì khoảng cách giữa hai dây là 10 cm, mà 10/2 = 5 cm nên điểm A chính là trung điểm của đoạn thẳng nối giữa hai sợi dây.

     + Cảm ứng từ gây ra tổng hợp tại \(\Alpha :\overrightarrow{B}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}\), vì 2 dòng điện này ngược chiều nên \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\uparrow \uparrow \overrightarrow{{{B}_{2}}}\Rightarrow B={{B}_{1}}+{{B}_{2}}\)

    + \(\left\{ \begin{align}

      & {{B}_{1}}={{2.10}^{-7}}.\frac{10}{0,05}={{4.10}^{-5}}\Tau  \\

     & {{B}_{2}}={{2.10}^{-7}}.\frac{20}{0,05}={{8.10}^{-5}}\Tau  \\

    \end{align} \right.\Rightarrow B={{12.10}^{-5}}\Tau \)

    b) Điểm B cách dây 1 đoạn 4 cm cách dây 2 đoạn 14 cm

    + Điểm B thỏa mãn đề bài sẽ nằm ngoài đoạn nối 2 dây và gần dây 1 hơn

    + Cảm ứng từ tại B thỏa mãn \(\overrightarrow{B}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}\), dựa vào hình vẽ ta có \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\uparrow \downarrow \overrightarrow{{{B}_{2}}}\)

    \(\Rightarrow B=\left| {{B}_{1}}-{{B}_{2}} \right|={{2.10}^{-7}}.\left| \frac{10}{0,04}-\frac{20}{0,14} \right|=2,{{143.10}^{-5}}\Tau \)

    c) Điểm M cách mỗi dây 10 cm.

    + Gọi 2 đầu dây là A và B điểm M cách A và B 10 cm nên tam giác MAB là tam giác đều.

    + Cảm ứng từ tại M thỏa mãn \(\overrightarrow{{{B}_{M}}}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}\), gọi \(\alpha =\left( \overrightarrow{{{B}_{1}}},\overrightarrow{{{B}_{2}}} \right)\Rightarrow \alpha =\frac{\pi }{3}+\frac{\pi }{3}=\frac{2\pi }{3}\)

    \(\Rightarrow B=\sqrt{B_{1}^{2}+B_{2}^{2}+2{{B}_{1}}{{B}_{2}}\cos \left( \frac{2\pi }{3} \right)}\), với \(\left\{ \begin{align}

      & {{B}_{1}}={{2.10}^{-7}}.\frac{10}{0,1}={{2.10}^{-5}}\Tau  \\

     & {{B}_{2}}={{2.10}^{-5}}.\frac{20}{0,1}={{4.10}^{-5}}\Tau  \\

    \end{align} \right.\)

    \(\Rightarrow B=3,{{464.10}^{-5}}\Tau \)

    d) Điểm N cách dây 1 đoạn 8 cm và cách dây 2 đoạn 6 cm.

    + Điểm N như vậy tạo với A, B thành một tam giác vuông NAB, vuông tại N.

    + Cảm ứng từ tại N thỏa mãn \(\overrightarrow{{{B}_{N}}}=\overrightarrow{{{B}_{1}}}+\overrightarrow{{{B}_{2}}}\) và \(\overrightarrow{{{B}_{1}}}\)vuông góc \(\overrightarrow{{{B}_{2}}}\)

    Từ đó suy ra \({{B}_{N}}=\sqrt{B_{1}^{2}+B_{2}^{2}}\), với \(\left\{ \begin{align}

      & {{B}_{1}}={{2.10}^{-7}}.\frac{10}{0,08}=2,{{5.10}^{-5}}\Tau  \\

     & {{B}_{2}}={{2.10}^{-7}}.\frac{20}{0,06}=6,{{67.10}^{-5}}\Tau  \\

    \end{align} \right.\)

    Thay số ta được \({{B}_{N}}=7,{{12.10}^{-5}}\Tau \).

      bởi Lê Văn Duyệt 12/04/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF