OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vì sao tiếng khóc đau thương trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lại không hề bi luỵ? Viết đoạn văn ngắn phân tích điều này

  bởi Huy Tâm 25/03/2022
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Đoạn Ai vãn của bài văn tế. Ở đoạn này, các tình cảm đan cài vào nhau, nên chọn phương pháp khai thác theo hình tượng. Đây là đoạn văn bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả và của nhân dân đương thời đối với người nghĩa sĩ, cho nên tính trữ tình bao trùm, nhưng xen kẽ vào đó vẫn có những yếu tố hiện thực, có giá trị làm tăng độ sâu nặng của cảm xúc.

    Trước hết, các em cần đọc và tìm hiểu những nguồn cảm xúc cộng hưởng trong tiếng khóc thương của tác giả, các em cần tìm và phân tích qua những chi tiết nghệ thuật của đoạn văn:

    - Nỗi xót thương đối với người nghĩa sĩ: Ở đây có nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn đang dang dở, chí nguyện chưa thành (câu 16, 24), nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thất không thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ (câu 25), nỗi căm hờn những kẻ đã gây nên nghịch cảnh éo le (câu 21) hoà chung với tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc (câu 27). Nhiều niềm cảm thương cộng lại thành nỗi đau sâu nặng (“Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo”), không chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi, sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình, chùa Tông Thạnh, Bến Nghé, Đồng Nai, tất cả đều nhuốm màu tang tóc, bi thương.

    - Niềm cảm phục và tự hào đối với những người dân thường đã dám đứng lên bảo vệ từng “tấc đất ngọn rau”, “bát cơm manh áo” của mình chống lại kẻ thù hung hãn (câu 19, 20), đã lấy cái chết để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại: thà chết vinh còn hơn sống nhục (câu 22, 23).

    - Biểu dương công trạng của người nông dân - nghĩa sĩ, đời đời được nhân dân ngưỡng mộ, Tổ quốc ghi công (câu 26, 28). Sau khi đã phân tích qua cả đoạn văn, các em nên chốt lại:

    Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng người nghĩa sĩ.

    Tiếng khóc không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của cả dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân. Nó không chỉ gợi nỗi đau thương mà cao hơn nữa, còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ.

    Chi tiết không thể bỏ sót là khi viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu còn đang được tiếp sức bởi khí thế ngút trời của phong trào chống xâm lược những ngày đầu, khi nhân dân đang nhất tề nổi dậy khắp nơi.

      bởi hà trang 25/03/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF