OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.

Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.

  bởi thúy ngọc 30/12/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Có ai mà không mơ ước được một lần nhìn thấy thiên đường? Một lần được đặt chân vào và mục kích những kì quan tuyệt mĩ mà không nơi nào ở trần thế có được? Em đã may mắn được đến tham quan nơi mà người ta gọi là “thiên đường” - nơi chỉ dành cho những người hiền tài, nhân đức - và càng may mắn hơn nữa khi mà tại đó, em được gặp gỡ, trò chuyện với một trong những nhà thơ Nôm xuất chúng của nền văn học Việt Nam thời Pháp thuộc, người đã để lại cho đời những tác phẩm lớn có giá trị, một trong những người đặt nền tảng để phát triển ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc - cụ Nguyễn Đình Chiểu.

    Hôm ấy, sau khi chuẩn bị bài cho ngày mai xong, em đánh ngay một giấc ngon lành. Bỗng, có ai đó nắm chặt lấy tay em, kéo em chạy về hướng một cánh cửa lớn bằng vàng đang tỏa một thứ ánh sang chói chang, kì ảo. Sau khi qua khỏi cánh cổng, lực kéo cũng biến mất và em như không tin vào mắt mình: hiện ra trước mắt em là một khu vườn lung linh với muôn vàn loại cây xinh đẹp và kì lạ mà em chưa từng biết đến. Càng tiếng sâu vào rừng, em lại càng không khỏi ngạc nhiên và thích thú với vạn vật nơi đây: nào là loài chim với bộ lông ngũ sắc sặc sỡ, nào là chú hươu trắng muốt với cặp nhung đồ sộ vươn dài, hay những chú bướm với đôi cánh lấp lánh tỏa sáng dịu nhẹ,… Tiến sâu hơn nữa, em bỗng nghe có tiếng ai đàn hát vui vẻ. Tò mò, em bèn đi về phía tiếng hát. Và ô kìa, ở giữa khu rừng diệu kì này lại có một mái vòm nhỏ, tại đó, vài ông lão râu tóc bạc phơ đang uống rượu, làm thơ, xung quanh họ là hai cô gái xinh đẹp uyển chuyển gảy từng phím đàn. Phải chăng họ là những thần tiên sinh sống tại khu rừng này? Trong số các tiên nhân đang đối ẩm, em đặc biệt chú ý đến một ông lão với đôi mắt nhắm nghiền. Ông làm thơ rất hay, nhưng những bài thơ của ông không có ngôn từ hoa mỹ như các bạn hữu của mình mà lại mộc mạc, dễ hiểu và khiến em cảm thấy rất gần gũi. Trông ông lão rất quen, và khi nghe những tiên nhân khác gọi ông là “cụ đồ Chiểu”, em mới nhận ra, thì ra ông chính là cụ Nguyễn Đình Chiểu, tác giả của rất nhiều bài thơ Nôm nổi tiếng, trong đó có một vài bài thơ em đã từng được học. Bỗng, một trong hai tiên nữ đánh đàn phát hiện có người lạ nhìn trộm, nàng thong báo cho nhưng người còn lại và chỉ tay về phía em đang đứng. Như hiệu ứng domino, buổi tao đàn bị gián đoạn và tất cả những cặp mắt đổ dồn về một phía - phía mà ngón tay vị tiên nữ chỉ về. Không còn cách nào, em đành bước ra, xin lỗi về sự bất lịch sự của mình và giải thích vì sao em lại có mặt ở đó. Sau khi nghe em giài thích, mọi người không những không giận mà còn mời em tham gia hội tao đàn của chốn tiên cảnh. Cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng nói chuyện với em rất thân tình, hôm đó, em đã hỏi cụ:

    “Cháu đã từng được đọc về những bài văn của ông, cháu rất thích và ngưỡng mộ tài văn chương cũng như tinh thần yêu nước của ông qua những bài thơ ấy. Hôm nay lại được may mắn gặp và nói chuyện với ông, ông có thể kể cho cháu về cuộc đời văn chương của mình không?

    Cụ đồ Chiểu cười hiền hậu, ôn tồn kể:

    - Ta chào đời vào năm 1822, tại làng Tân Thới. Cha mẹ đặt cho ta cái tên Mạnh Trạch, khi lớn, ta lấy hiệu là Trọng Phủ, Hối Trai để sáng tác thơ văn. Nhưng có lẽ mọi người đã quen gọi ta bằng cái tên dân gian: cụ Đồ Chiểu. Phụ than ta - Nguyễn Đình Huy - vốn là thơ lại Văn hàn ty ờ Gia Định, nhưng sau cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi, ông bị cách chức nên cùng ta và mẫu thân là Trương Thị Thiệt trở về quê ở Thừa Thiên. Tại đó, ta đã được một người bạn của bố nhận nuôi và được dạy dỗ, học hành. Sau này, ta lấy vợ là Lê Thị Điền, nàng là một người có tài có đức.

    Không chỉ em mà các vị tiên nhân khác cũng bị cuốn vào câu chuyện của cụ Chiểu, mọi người im lặng lắng nghe cụ thuật lại, không gian yên tĩnh đến lạ. Ngừng một chút, cụ lại kể tiếp:

    - Cháu và các bạn đồng trang lứa khác rất may mắn khi được sống trong cảnh đất nước độc lập, nhân dân ấm no. Còn ta, khi sinh ra gặp phải thời loạn lạc, triều đình bất lực, nông dân bị áp bức, bóc lột khắp nơi, rồi sau này, khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng càng hà hiếp, vơ vét của dân, cuộc sống lại càng cực khổ trăm bề.

    Kể đến đây, giọng cụ đầy phẫn nộ và căm giận. Em càng hiểu rõ thêm về cụ - một người với tấm lòng yêu nước tha thiết.

    - Sau khi được ăn học đàng hoàng, năm 22 tuổi, ta về lại Gia Định ứng thí và đã đỗ Tú tài. Ba năm sau đó, ta lại ra Thừa Thiên thi tiếp nhưng chưa kịp thị lại hay tin thân mẫu ở nhà vừa qua đời, ta bỏ thi, tức tốc trở về chịu tang mẹ. Bất hạnh thay, trên đường trở về, ta mắc phải chứng đau mắt rồi bị mù từ đó.

    25 tuổi mất mẹ, cùng lúc mù lòa, tai họa ập đến với cụ vô tình quá! Em cảm thấy thương thay cho số phận của một người tài nhưng cuộc đời gặp phải nhiều song gió! Tất cả mọi người đều lặng đi, cụ vẫn kể tiếp:

    -Từ ngày bị mù, ta bắt đầu chuyển sang học nghề thuốc, đồng thời cũng mở trường dạy học và đôi khi lại sáng tác văn chương. Ta cứ sống yên bình như thế. Rồi ta lấy vợ. Từ khi nên duyên, nàng trở thành đôi mắt của ta, giúp ta đọc viết. Có thể nói, ta có được sự nghiệp như hôm nay một phần cũng nhờ nàng. Khoảng năm 1862, khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam bộ, ta cùng vợ lánh giặc ở Bến Tre. Mặc dù mù lòa, không thể cầm vũ khí giết giặc nhưng ta vẫn luôn bí mật liên lạc bàn mưu với những nhà lãnh đạo yêu nước như Trương Định, Đốc binh Là,… Bên cạnh đó, ta tiếp tục sáng tác văn chương và xem đó như một vũ khí đắc lực để chống giặc, ủng hộ Cách mạng. Dù phải sống trong bóng tối nhưng ta cảm thấy thật mãn nguyện với cuộc sống của mình. Rồi cái gì đến cũng đến, năm 1888, ta mất, từ đó, ta được đưa đến thiên giới, sống tại chốn tiên cảnh này, cùng bầu bạn, làm thơ với các tiên nhân.

    Nghe về cuộc đời của ông khiến nhiều người không khỏi khâm phục. Một trong những tiên nhân nghe xong câu chuyện đã không cầm lòng được, tấm tắc:

    - Ngài quả thật là người xuất chúng, đã có tài văn thơ lại một lòng yêu nước. Tôi từng nghe, khi Pháp ngỏ ý cấp đất, cấp tiền, hòng mua chuộc ngài - người được lòng tin và sự kính trọng của nhân dân – ngài đã kiên quyết từ chối. Câu nói “Nước chung đã mất, đất riêng còn có được sao?” đầy khảng khái, kiên định của ngài được lan truyền, vun đắp thêm tình yêu nước và tinh thần quật cường của nhân dân.

    - Đúng vậy! Đúng vậy! - Một người khác tiếp lời - Những bài thơ ngài đã sáng tác dù là trước hay sau khi Pháp xâm lược đều rất hay, rất ý nghĩa. Trước khi Pháp thuộc thì có truyện thơ dài Lục Vân Tiên, sau có các loại văn tế như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định,…thơ Đường luật: Chạy Tây, Mười hai bài điếu Trương Định,. . ngoài ra còn có Thảo thử hịch, Ngư Tiều y thuật vấn đáp,…. Riêng truyện thơ Dương Từ - Hà Mậu thì không rõ là sáng tác trước hay sau thời Pháp xâm lược. Tuy nhiên một điều chắc chắn là những bài thơ của ngài đã góp phần không nhỏ trong kho tàng văn học Việt Nam.

    Các tiên nhân bình luận thật sôi nổi làm em cũng hào hứng, muốn góp phần:

    - Nhất là truyện thơ Lục Vân Tiên đấy ạ! Cháu vừa được học một đoạn trích của truyện vài hôm trước. Câu chuyện kể về người anh hùng hào kiệt Lục Vân Tiên với tình thần nghĩa hiệp và Kiều Nguyệt Nga - một tiểu thư liễu yếu đào tơ. Hai người yêu nhau nhưng phải chia cắt, trải qua bao nhiêu song gió, hai người gặp lại nhau và sống hạnh phúc bên nhau. Đọc tác phẩm này, khiến người đọc cảm thấy thân thuộc, gần gũi, mang chất trữ tình, có thể nói đây là một trong những tác phẩm cháu thích nhất trong các truyện thơ của văn học Việt Nam.

    - Quả thật, ngài đã cống hiến cho đời những thành tựu to lớn, nhất là với văn học. Nếu là ngày xưa, những bài thơ cổ vũ Cách mạng của ngài chính là nguồn động lực to lớn cho nhân dân, là vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù xâm lược. Có người bảo:” Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào bọn giặc ngoại xâm và tôi tớ:

    Học theo ngòi bút chí công

    Trong thơ cho ngụ tấm long xuân thu.”

    Ngài là một trong những người đặt nền tảng để phát triển chữ Nôm dần thành chữ Quốc ngữ. Còn đối với đất nước hiện đại ngày nay, những áng văn chương của ngài trở thành di sản quý báu của văn học, những bài thơ của ngài giúp cho cuộc sống thêm xuân, đánh dấu sự ngoan cường chiến đấu chống giặc của người dân nước Việt.

    Cuộc trò chuyện diễn ra thật sôi nổi khiến em quên cả thời gian. Bỗng em nghe tiếng chuông báo thức quen thuộc vang lên. Mọi thứ bỗng tối sầm lại và em choàng tỉnh. Thì ra chỉ là một giấc mơ. Nhưng qua giấc mơ này, em có lẽ đã biết được phần nào về Nguyễn Đình Chiểu: ở con người mù lòa từ tuổi thanh xuân ấy, nổi lên ba nhân cách: một nhà giáo mẫu mực, một thầy thuốc đức độ và một nhà thơ xuất chúng. Hòa với ba nhân cách đó là tấm lòng nồng nàn yêu nước của con người tài ba. Được trò chuyện với ông dù chỉ qua giấc mơ cũng khiến em vô cùng mãn nguyện. Trở về thực tại, em bỗng nhớ đến một câu nói của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhân ngày mất Nguyễn Đình Chiểu: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.

      bởi thanh hằng 30/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF