OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát trong bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

  bởi Anh Trần 30/03/2022
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Trước hết, là những yếu tố tả thực bãi cát, đúng hơn là tả thực cảnh đi trên bãi cát:

    Bãi cát, bãi cát dài!

    Mỗi bước lại như lùi.

    Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ,

    Khách bộ hành nước mắt tuôn rơi!

    Đi trên cát, chân bị lún dưới cát, ta có cảm giác như lùi lại. Nói chung đi trên cát khó khăn, mỏi mệt hơn đi trên đường đất bình thường. Đi trên cát đã khó, xét về không gian thì đường xa, xung quanh lại bị vây bởi núi, biển, xét về thời gian thì mặt trời đã lặn mà vẫn tất tả đi (bình thường, lúc ấy, con người đều tìm chốn nghỉ ngơi). Tuy nhiên, nhà thơ không bao giờ dừng lại ở việc tả thực. Hình tượng thơ luôn mang ý nghĩa khái quát cao. Đó chính là biểu tượng của bãi cát và người đi trên bãi cát. Bãi cát dài ở đây chính là con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến danh lợi (nhà nho xưa coi danh lợi là việc làm quan); nhưng người đi trên bãi cát (người đời) vẫn tất tả dấn bước vì cái mồi danh lợi, cái bả công danh đã lôi kéo con người, làm cho con người mê muội. Từ con đường thực đi trên cát mà nhiều lần từng đi qua vào kinh ứng thi, Cao Bá Quát đã sáng tạo thành con đường đến với danh lợi một cách mê muội của con người trong bài thơ này. Con đường thực đi trên cát đã thành con đường chạy theo danh lợi trong bài ca.

      bởi Anh Tuyet 30/03/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF