OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nói đoạn thơ "Tôi sung sướng....Chẳng bao giờ nữa" thật tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diêu có đúng không? Vì sao?

  bởi Mai Vàng 22/01/2022
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • - “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”: đây là lần đầu tiên và duy nhất trong toàn bài, hai chữ “vội vàng” được láy lại từ nhan đề. Vội vàng chính là mẫn cảm về thời gian. Cái thú vị là hai chữ “một nửa”, đây là trạng thái tinh thần của Xuân Diệu: vừa đam mê, vừa đau khổ, vừa bắt đầu đã lo đến khi kết thúc, tình vừa non đã thấy sắp già rồi, vừa ở giữa khu vườn tình ái, thoắt cái đã thấy mình lạc lõng ở hoang mạc cô liêu.

    - Nhà thơ bộc lộ niềm say mê, vui sướng bất chợt khi mùa xuân vừa đến nhưng rồi nhà thơ chợt tỉnh lại được, ý thức được về thời gian mà từ đó hưởng thụ mùa xuân ngay trong thực tại. Đoạn thơ làm nổi bật phong cách thơ Xuân Diệu: dùng điệp ngữ, sử dụng biện pháp thậm xưng, hình ảnh đẹp, độc đáo, táo bạo. So sánh mùa xuân với một hình ảnh cụ thể, rất thực “cặp môi gần” trong tình yêu lứa đôi, vật chất hóa khái niệm trừu tượng là thời gian để ca ngợi vẻ hấp dẫn của mùa tháng giêng, mùa xuân. Không có tình yêu tha thiết, yêu cuộc sống đến mức cuồng nhiệt làm sao có được những vần thơ mê say và cháy bỏng ấy.

    - Đoạn thơ càng làm cho chúng ta hiểu hơn về Xuân Diệu một tám hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt và hiểu được cách nhìn, đón nhận và cảm xúc của ông khi mùa xuân đến. Đoạn thơ cũng giúp cho chúng ta càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống hơn. Thật đáng trân trọng biết bao một tâm hồn một nhà thơ của mùa xuân và tuổi trẻ, luôn luôn sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời đã, đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng những người biết và yêu thơ ông.

      bởi Vu Thy 22/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF