OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nghị luận về mê tín dị đoan trong xã hội.

Nghị luận về mê tín dị đoan trong xã hội.

  bởi hai trieu 21/01/2020
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Từ xa xưa đến nay, việc thờ tự cúng bái hay đi lễ chùa vào ngày lễ tết, ngày rằm đã trở thành một phong tục không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Đó vốn là những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp và đặc sắc của dân tộc cần được lưu giữ và trân trọng. Thế nhưng, cho đến ngày hôm nay, những nét văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp ấy dần bị bóp méo, làm sai lệch, xấu xí bởi một bộ phận những con người thiếu hiểu biết, mê tín quá đà, điều này ta có thể thấy rõ ràng thông qua các lễ hội chùa chiền hằng năm, nơi tụ tập nhiều du khách từ thập phương đổ về cúng bái, vãn cảnh.

    Ông cha vẫn thường có câu "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", việc cúng bái tổ tiên, hay lễ lộc chùa chiền vào những ngày Tết nhất trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở thái độ tôn kính, trân trọng các vị thần, Phật nhằm đem lại cảm giác yên tâm, tin tưởng về một cuộc sống yên bình, đồng thời thể hiện tấm lòng thành kính với các bậc bề trên, các vị anh hùng, thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách, tâm hồn người Việt Nam. Đó là tấm lòng luôn hướng về Phật tổ, hướng về cái thiện, hướng về vẻ đẹp toàn diện chân - thiện - mỹ trong cuộc đời. Điều đó chẳng có gì đáng chê trách, bởi nó khiến cho cuộc sống và tâm hồn của con người trở nên đẹp đẽ, trong sáng và tích cực hơn cả.

    Thế nhưng ngày nay, văn hóa tâm linh ở các lễ hội, chùa chiền dần bị "biến dạng" làm xấu đi hình ảnh chốn linh thiêng, hủy hoại đi những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Điều đó xuất phát từ những hành động mê tín quá đà của bộ phận những con người thiếu cả ý thức lẫn đạo đức, trở thành vấn nạn chung cho toàn xã hội, là vấn đề cần phải giải quyết và ngăn chặn cấp bách. Bởi văn hóa tâm linh, các lễ hội, chùa chiền là biểu hiện cho bộ mặt của cả dân tộc, một quốc gia có phát triển hay không người ta chỉ cần nhìn vào các hình ảnh từ các lễ hội ấy mà nhận xét là đã biết được vận khí của một đất nước. Đất nước có tiến bộ có văn minh, thì các lễ hội chùa chiền cũng sẽ nhộn nhịp, thể hiện sự sung túc, ấm no, nhưng không có nghĩa là ở nơi đó xuất hiện các hành vi quá khích, mê tín quá đà làm hỏng đi cái quang cảnh chốn linh thiêng, mà đó chính là biểu hiện của một xã hội, nơi mà con người đang đi xuống về cả đạo đức lẫn ý thức.

    Người ta đi lễ chùa theo lẽ chỉ nên mang theo thẻ nhang, có lòng hơn thì là đĩa xôi với nải chuối xanh, ắt thể hiện tấm lòng thành là được, cũng chỉ cầu mong những điều đơn giản, thông thường như cầu sức khỏe, cầu bình an, để bình tâm lại trước cái gọi là số mệnh mà thôi. Thế nhưng, có một bộ phận không nhỏ những con người đã hiểu sai hoàn toàn ý nghĩa của việc lễ chùa, họ cho rằng cứ phải mâm cao cỗ đầy, thịt thà các loại, hương khói nghi ngút mới là tỏ lòng thành kính. Lúc khấn vái thì toàn cầu những điều dung tục tầm thường, như mong được giàu có, được thuận lợi trong đường công danh, trong khi trong cuộc đời này làm gì có thứ gì tự nhiên mà có được, muốn có ắt phải lao động vất vả. Đáng buồn hơn khi người ta còn tin rằng việc nhét tiền vào tay chân tượng Phật hay rải tiền khắp nơi thì càng ứng nghiệm, Phật tổ sẽ phù hộ cho họ cầu được ước thấy. Điều đó đã dẫn tới một cảnh tượng hết sức dung tục và lộn xộn ngay giữa chốn liêng thiêng, khi mà người người chen lấn xô đẩy, chỉ để tranh lộc, nhét tiền và tay, chân Phật, xoa tiền vào chuông đồng, rồi thì tranh nhau rải tiền, rải gạo khắp nơi, để chốn liêng thiêng thành một nơi lộn xộn đầy rác thải, vừa lãng phí vừa làm ô nhiễm môi trường. Không những thế, giữa những cuộc chen lấn ấy ắt xảy ra các cuộc cãi vã do xô xát, những tiếng chửi rủa, tục tĩu được vô tư phát ra ngay dưới mắt Phật mà họ không hề thấy xấu hổ, sám hối hay ngượng miệng. Có người vừa mới chân trước dâng hương, thành kính cúng bái thì chân sau đã lập tức vô tư cười đùa, xả rác, chơi bài, đánh bạc, viết vẽ bậy trong khuôn viên chùa.

    Thật sự xấu xí, phản cảm vô cùng! Rồi thì vì quá mê tín, nhiều người bỏ công bỏ việc, bỏ nhà bỏ cửa chỉ để hối hả, chen lấn, lặn lội đến một ngôi chùa nào đó mà nghe nói là rất "thiêng", để tiếp tục cầu nguyện khấn vái cho lòng tham hư vinh, vật chất của mình. Tự hỏi từ lúc nào nhân dân ta lại quên mất cái truyền thống chăm chỉ, cần cù chịu khó của cha ông bao đời nay mà chỉ chăm chăm mong vào việc được thần phật phù hộ cho ăn không ngồi rồi mà vẫn vàng bạc đầy nhà?

      bởi thanh hằng 21/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF