OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Dàn ý cảm nhận về bài thơ Vịnh khoa thi Hương.

Dàn ý cảm nhận về bài thơ Vịnh khoa thi Hương.

  bởi thu hằng 02/01/2020
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1. Mở bài

    • Giới thiệu sơ lược nhà thơ Trần Tế Xương.
      • Trần Tế Xương (1870-1907), quê Nam Định. Là nhà thơ có sở trường về thơ trào phúng với sức châm biếm mạnh mẽ, sâu sắc.
    • Giới thiệu bài thơ: Vịnh Khoa thi Hương là bài thơ châm biếm sự nhốn nhác nơi trường thi.

    2. Thân bài

    • Giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu (hai câu đầu)
      • Kì thi được tổ chức ba năm một lần “ba năm mở một khoa”.
      • Điều bất thường của cuộc thi: các thí sinh của Hà Nội bị dồn chung vào thi với trường Nam Định: “trường Nam thi lẫn với trường Hà”.
      • Chữ “lẫn” thể hiện sự hỗn loạn, bát nháo, tạp nham của khoa thi Hương ấy.
    • Cảnh trường thi (bốn câu giữa)
      • Những nhân vật chính của trường thi bộc lộ sự nhếch nhác, rỗng tuếch
      • Sĩ tử:
        • Từ tượng hình “lôi thôi” diễn tả bộ dạng nhếch nhác, luộm thuộm của tử sĩ khi đi thi.
        • “Vai đeo lọ” thể hiện sự miệt mài, vất vả cho những kì thi ấy.
    • Quan trường: “miệng thét loa”, “ậm ọe” cho thấy sự hống hách, cố làm vẻ ra oai ⇒ Chỉ cần vài từ tượng hình, tượng thanh, hai câu thơ đã lột tả được những mặt tiêu cực của thi cử và hiện trạng của đất nước thời bấy giờ.
    • Hình ảnh quan sứ ngoại bang xuất hiện với sự đón tiếp long trọng ⇒ nỗi nhục của đất nước.
    • Cuộc thi tuyển nhân tài cho nước Việt lại đón tiếp những kẻ ngoại bang bằng lễ nghi trang trọng còn sĩ tử thì trở nên thoái mạc.
    • “Mụ” là từ dùng để chỉ những người đàn bà không ra gì ⇒ tác giả “chửi” vô cùng sắc bén.

    ⇒ Thể hiện sự xót xa, mỉa mai xen lẫn với xót xa, căm giận.

    • Thái độ, tâm trạng của tác giả (2 câu kết)
      • Câu hỏi tu từ: nhấn mạnh vào trách nhiệm của những sĩ tử.
      • Thể hiện sự biến chất của kì thi, đau xót trước cảnh nước mất nhà tan.

    3. Kết bài

    • Nội dung: bài thơ cho ta thấy thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của tác giả trước tình trạng thi cử trong buồi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
    • Nghệ thuật:
      • Lựa chọn từ ngữ, âm thanh và nghệ thuật đảo trật tự cú pháp tinh tế, nhiều ý nghĩa.
      • Nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ thái độ châm biếm, hài hước.
      bởi ngọc trang 03/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF