OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

  bởi thu trang 29/12/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Nguyễn Đình Chiểu - một con người được mệnh danh là ngôi sao sáng trên bầu trời dân tộc. Ông không chỉ là một người thầy giáo mẫu mực, một người thầy lang y đức mà còn là một nhà thơ, nhà văn tài năng. Ông luôn dùng văn chương để chiến đấu vì chính nghĩa. Ta có thể thấy rõ sự chính nghĩa ấy thông qua tác phẩm nổi tiếng và vang mãi sau này của ông " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc". Ông đã dựng lên bức tượng đài bất tử về nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc. Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng trong thời kỳ lịch sử bi thương của dân tộc.

    Mở đầu tác phẩm nhà văn đã kết hợp một câu cảm thán với nghệ thuật đối lập:

    "Hỡi ôi!

    Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ

    Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy mà mất tiếng vang như mõ."

    Phần đầu lung khởi của bài tế đã luận chung về lẽ sống chết. Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đối: "Súng giặc đất rền" với " lòng dân trời tỏ". Nghệ thuật ấy đã mở ra một hoàn cảnh tình thế bão táp của lịch sử. Đó là một sự đụng độ quyết liệt giữa thế lực xâm lăng tàn bạo với ý chí, nghị lực, kiên cường bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Tiếp đó tác giả lại sử dụng nghệ thuật đối về thời gian: "mười năm công vỡ ruộng" và "một trận nghĩa đánh Tây", chính "mười" và "một" ấy đã khẳng định ý chí cao quý, những hy sinh oanh liệt của chiến sĩ Cần Giuộc.

    Với những người nghĩa sĩ, nông dân mộc mạc ấy đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước kể từ lúc chưa có chiến tranh hay điểm diễn ra chiến tranh xảy ra . Qua phần thích thực, tác giả đã ca ngợi công đức phẩm hạnh của người nông dân- anh hùng dân tộc.

    "Nhớ linh xưa:

    Cui cút làm ăn; lo toan nghèo khó....."

    Nguồn gốc xuất thân của những nghĩa sĩ ấy là những người nông dân cui cút làm ăn, chịu thương chịu khó, sống cuộc sống của mình với đồng ruộng xóm làng với công việc quen thuộc: cuốc, cày, bừa, cấy... đâu biết đến "cung ngựa, trường nhung", đâu biết tập khiên súng gì. Nghe thấy "phong hạc", họ ngóng trông triều đình đưa ra kế sách để chống lại quân giặc, thế mà triều đình nhu nhược, không lo toan được việc nước, làm lòng dân càng thêm căm phẫn: " Bữa thấy bòng bong, che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ."

    Trước khi cầm vũ khí đánh giặc, họ đều là những người nông dân xa lạ với chiến tranh, nhưng từ khi thực dân Pháp xâm lược đã làm nên một sự chuyển biến trong tâm hồn họ, họ đã trở thành những người lính can trường, yêu nước căm thù giặc, tự nguyện đứng lên chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả một cách chân thực sinh động gần gũi với tiếng ăn tiếng nói của người nông dân lao động. Họ ra trận chiến đấu mà chỉ được trang bị những dụng cụ thô sơ, thiếu thốn (manh áo vải, ngọn tầm vông, dao tu, nón gõ) và nó đối lập hoàn toàn với những vũ khí hiện đại tối tân của kẻ xâm lược (tàu thiếc, tàu đồng, đạn to, đạn nhỏ). Thử hỏi hai thứ vũ khí đối lập ấy khi tham gia trận chiến bên nào sẽ thiệt thòi và chịu cái kết đau thương? Thiệt thòi là thế, ấy vậy mà tinh thần của người nghĩa sĩ ấy sắt thép kiên cường, khí thế tấn công như vũ bão, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Bằng loạt ngôn ngữ góc cạnh, động từ mạnh: đốt, chém, đạp, xô, xông,.. Nguyễn Đình Chiểu đã cho thấy khí thế xông lên trận chiến của người dân với tinh thần bất khuất, xả thân vì nghĩa lớn của dân tộc. Cái chết- sự thật phũ phàng- nó là một tấn bi kịch đối với đất nước ta trong thời kỳ lịch sử đen tối ấy.

    Trong phần cuối của bài văn tế, đó là tiếng ai vãn, tiếc thương của dân tộc trước sự hi sinh của những người đã ngã xuống. Tác giả đã bày tỏ nỗi đau đớn của người dân của chính tác giả qua từng câu chữ thấm đượm tình của mình. Những nghĩa sĩ ấy đã dùng cái chết của mình để làm sáng tỏ ra một chân lý "chết vinh còn hơn sống nhục", đấu tranh tới cùng dù chết, còn hơn chung sống làm nô lệ cho bọn ngoại xâm. Những dòng cuối là những tiếng khóc thể hiện niềm tiếc thương ấy, bi mà không lụy, nó tiếp tục ca ngợi công lao của chiến binh , nó còn cổ động, thúc giục, khích lệ những người còn sống sẽ tiếp tục sự nghiệp chiến đấu của các chiến sĩ Cần Giuộc.

    Nguyễn Đình Chiểu đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật, những nghĩa sĩ giản dị, mộc mạc mà sắt thép, kết hợp với chất trữ tình, tính hiện thực, ngôn ngữ trong sáng, đậm chất Nam Bộ đã tạo ra một bài ca không tuổi, ca ngợi về tinh thần oanh liệt của nghĩa sĩ Cần Giuộc.

    Bài văn tế đã kể lại công đức phẩm hạnh của những người đã mất đồng thời cũng bày tỏ lòng tiếc thương của người sống đối với họ với âm hưởng bi tráng. Những người chiến binh Cần Giuộc ấy sẽ sống mãi trong câu chữ của Nguyễn Đình Chiểu, sẽ mãi là là bức tượng đài bất tử của của dân tộc Việt Nam ta.

      bởi trang lan 30/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF