OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vai trò của Ti lắc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ấn Độ ?

Nêu vai trò của Ti lắc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ấn Độ (1908-1920)

  bởi Nguyễn Anh Hưng 23/10/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (2)

  • Ban Gan-đa-kha-Ti lắc là nhà ngôn ngữ, nhà sử học, đã tập hợp những trí thức tiến bộ có tinh thần chống thực dân Anh để tuyên truyền ý thức dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Ông chủ trương phát động nhân dân lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng một quốc gia độc lập dân chủ.

    Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh tăng cường thực hiện chính sách chia để trị. Tháng 7 -1905, chúng ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông của các tín đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Hinđu. Điều đó làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta. Ngày 16-10-1905, đạo luật chia cắt Ben-gam bắt đầu có hiệu lực; nhân dân coi đó là ngày quốc tang. Hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, dòng sông linh thiêng của người Ấn, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài Kính chào người –Mẹ hiền Tổ quốc để tỏ ý chí đoàn kết, thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu: “Ấn Độ của người Ấn Độ”.

      bởi Nguyễn tuyết ngân Ngân 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng đời sống xã hội. Họ mở nhiều xí nghiệp dệt ở các thành phố lớn hoặc làm đại lí cho các hãng buôn bán của Anh. Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm bằng mọi cách.

    Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại), chính đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ, được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài vũ đài chính trị.

    Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ  chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục, xã hội. Tuy vậy, thực dân Anh vẫn tìm cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc đại.

    Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của một số  người lãnh đạo Đảng Quốc đại  và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng Quốc đại hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái cực đoan. Phái này phản độ thái độ thỏa hiệp của phái ôn hòa và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh.

    Ban Gan-đa-kha-Ti lắc là nhà ngôn ngữ, nhà sử học, đã tập hợp những trí thức tiến bộ có tinh thần chống thực dân Anh để tuyên truyền ý thức dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Ông chủ trương phát động nhân dân lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng một quốc gia độc lập dân chủ.

    Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh tăng cường thực hiện chính sách chia để trị. Tháng 7 -1905, chúng ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông của các tín đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Hinđu. Điều đó làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta. Ngày 16-10-1905, đạo luật chia cắt Ben-gam bắt đầu có hiệu lực; nhân dân coi đó là ngày quốc tang. Hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, dòng sông linh thiêng của người Ấn, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài Kính chào người –Mẹ hiền Tổ quốc để tỏ ý chí đoàn kết, thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu: “Ấn Độ của người Ấn Độ”.

    Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân ở Bombay tiến hành bãi công trong 6 ngày (để phản đối bản án 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Nhân dân các thành phố khác cũng hưởng ứng. Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao, buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.

    Cao trào 1905-1908 thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh. Cao trào này do một bộ phận giai cấp tư sản.

    Lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ. Đây là nét khác biệt so với những phong trào đất nước trước đó, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX. Lần đầu tiên, công nhân Ấn Độ tham gia phong trào giải phóng dân tộc. Tuy vậy, chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc Đại đã làm cho phong trào tạm ngừng.

      bởi H Yziang 04/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF