OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Liệt kê các phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1884?

liệt kê các phong trào chống pháp của nhân dân ta từ 1858-1884?(thời gian,tên k/n,địa bàn)
mong mn giúp đỡ cho mình

  bởi thi trang 13/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Mình ko kẻ bảng đc nhưng bn tự làm nha mink ghi rõ í lắm ạ

    1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến 1873
    a. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858.

    Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích, chiều 31 - 8 – 1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha với khoảng 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiếc thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
    Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
    Sáng 1 – 9 – 1858, địch gửi tối hậu thư, đòi Trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
    Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện “ vườn không nhà trống ” gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp-Tây Ban Nhabij cầm chân suốt 5 tháng ( từ cuối tháng 8 – 1958 đến đầu tháng 2 – 1859) trên bán đảo Sơn Trà. Về sau, quân Tây Ban Nha rút khỏi cuộc xâm lược.
    Khí thế kháng chiến sục sôi trong nhân dan cả nước
    Cuộc kháng chiến của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
    b.Kháng chiến ở Gia Định
    Thấy không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định.
    Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng. Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định sang Cam-pu-chia một cách dễ dàng. Chiếm được Nam kì, quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của tiều đình nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho viêc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp.
    Ngày 9 – 2- 1859, hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ lên Sài Gòn. Do vấp phải sức chống cự quyết liệt cuẩ quân dân a nên mãi tới ngày 16 – 2 – 1859 quân Pháp mới đến được Gia Định. Ngày 17 – 2, chúng nổ súng đánh thành. Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Trái lại, các đội dân binh chiến đấu rất dũng cảm, ngày đêm bán sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng. Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến. Kế hoạch “ đanh nhanh thắng nhanh ” bị thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch “ chinh phục từng gói nhỏ”.
    Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I–ta–li– a, phải cho rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định ( 23 – 3 – 1860 ). Vì phải chia sẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân còn lại ở Gia Định chỉ có khoảng 1000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km. Trong khi đó, quân triều đình vẫn đóng trong phòng tuyến Chí Hòa mới được xây dựng, trong tư thế “ thủ hiểm”.
    Từ tháng 3 – 1860, Nguyễn Tri Phương được lệnh từ Đà Nẵng vào Gia Định. Ông đã huy động hàng vạn quân và dân binh xây dựng Đại đòn Chí Hòa, vừa đồ sộ vừa vững chắc, nhưng vì không chủ động tấn công nên gần 1.000 quân Pháp vẫn yên ổn ngay bên cạnh phòng tuyến của quân ta với một lực lượng từ 10.000 đến 12.000 người.
    Không bị động đối phó như quân đội triều đình, hàng nghìn nghĩa dúng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch(7-1860).
    Pháp bị sa lầy ở cả hai nơi (Đà Nẵng và Gia Định), rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hóa, tư tưởng chủ hòa lan ra làm lòng người li tán.
    c. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5 - 6 – 1862.
    Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến ở Trung Quốc với Điều ước Bắc Kinh (25-10-1860), quân Pháp liền kéo về Gia Định, tiếp tục mở rộng việc đánh chiếm nước ta.
    Ngày 23-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự quyết liệt, cuối cùng trước hỏa lực mạnh của địch, Đại đòn Chí Hòa đã rơi vào tay giặc. Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn Định Tường(12-4-1861), Biên Hòa(18-12-1861), Vĩnh Long(23-3-1862).
    Khi giặc Pháp từ Gia Định đánh lan ra, cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh hơn. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy.....chiến đấu rất anh dũng, lập nhiều chiến công. Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông ( đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo), làm nức lòng quân dân ta.
    Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày cangd dâng cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862).
    Hiệp ước có 12 điều khoản, trong đó có những khoản chính như: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn ; bồi thường 20 triệu quan ( ước tính bằng 280 vạn lạng bạc ) ; triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán ; thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế khi nào triều đình chấm dứt được các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông.
    Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.
    Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tình miền Đông vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng. Phong trào “ tị địa” diễn ra sôi nổi, khiến cho Pháp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lí những vùng đất chúng mới chiếm được. Các đội nghĩa quân vẫn không chịu hạ vũ khí mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Cuộc khởi nghĩa Trương Định tiếp tục giành được chiến thắng, gâu cho Pháp nhiều khó khăn.
    Trương Định là con trai của Lãnh binh Trương Cầm, quê ở Quảng Ngãi. Ông theo cha vào Nam từ hồi nhỏ. Năm 1850 , Công cùng Nguyễn Tri Phương mộ phu đồn điền, khai khẩn nhiều đất đai, được triều đình phong chức Phó Quản cơ. Năm 1859, khi Pháp đánh Gia Định, Trương Định đã đưa đội quân đồn điền của ông về sát cánh cùng quân triều đình chiến đấu. Tháng 3 – 1860, khi Nguyễn Tri Phương được điều vào Gia Định, ông lại chủ động đem quân phối hợp đánh địch. Tháng 2 – 1861, chiến tuyến Chí Hòa bị vỡ, ông đưa quân về hoạt động ở Tân Hòa (Gò Công), quyết tâm chiến đấu lâu dài.
    Sau Hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh cho Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều ông đi nhận chức Lãnh Binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến. Phất lá cờ “Bình Tây Đại nguyên soái ”, hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin của dân chúng, khiến bọn cướp nước và bán nước phải run sợ.
    Nghĩa quân tranh thủ thời gian ra sức xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, liên kết lực lượng, đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi.
    Biết được căn cứ trung tâm của phong trào là Tân Hòa, ngày 28 - 2 – 1863 giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ này. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu suốt 3 ngày đêm, sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước. Ngày 20 – 8 -1864, nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở Trương Định. Chúng mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định trúng đạn và bị thương nặng. Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết. Năm đó ông 44 tuổi.
    d. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
    Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng.
    Năm 1863, thực dân Pháp dùng vũ lực áp đặt nền bảo hộ lên đất Cam–pu-chia. Sau đó, chúng vu cáo triều đình Huế vi phạm các điều đã cam kết trong Hiệp ước 1862, yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng quyền kiểm soát cả ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Trước yêu cầu này, triều đình vô cùng lúng túng.
    Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, ngày 20 – 6 – 1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản ( lúc đó đang giữ chức Kinh lược sứ của triều đình) phải nộp thành không điều kiện. Chúng còn khuyên ông viết thư cho quan quân hai tỉnh An Giang và Hà Tiên hạ vũ khí nộp thành.
    Trong vòng 5 ngày ( từ 20 đến 24 – 6 – 1867), thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên ) mà không tốn một viên đạn
    Sau khi ba tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến trong nhân dân vẫn tiếp tục dâng cao. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước bất hợp tác với giặc, tìm cách vượt biên ra vùng Bình Thuận ( Nam Trung Kì ) nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài. Một số khác ở lại bám đất, bám dân, tiếp tục tiến hành cuộc vũ trang chống Pháp.
    Trong điều kiện khó khăn hơn nhiều so với thời kì thực dân Pháp mới xâm chiếm Nam Kì, phong trào kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây vẫn diễn ra sôi nổi, bền bỉ. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng ngày một chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thì thô sơ, cuối cùng phong phào đều bị đàn áp và thất bại.
    Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì nói chung, của nhân dân ba tỉnh miền Tây nói riêng, là những biểu hiện cụ thể, sinh động lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.
    2. Kháng chiến chống Pháp của nhân dân ( 1873 – 1884)
    a. Thực đân Pháp đánh chiếm bắc kì lần thứ nhất(1873). Kháng chiến của nhân dân Bắc Kì
    Sau khi chiếm được các tỉnh Nam kì, Thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước. Chúng phái gián điệp ra Bắc, điều tra tình hình bố phòng của ta, bắt liên lạc với Giăng Đuy –Puy một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam, ngoài ra Pháp còn lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến.
    Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh,Đuy Puy tự tiện cho tàu lên Vân Nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi được đóng quân trên bờ sông Hồng, có ngượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá đẻ đưa sang Vân Nam, ính Pháp và thổ phỉ dưới trướng Đuy Puy cón cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan lính và dân ta đem xuống tàu; khước từ lời mời tới thương thuyết của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương…
    Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy- Puy” đang gây rối ở Hà Nội, Thực đan Pháp ở Sài Gòn phái đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.
    Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi hội quân với Đuy-Puy, quân Pháp liền giở trò khiêu khích.
    Ngày 16-11-1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng biểu thuế quan mới. Sáng 19-11, hắn gử tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới…không đợi trả lời, mờ sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, chúng đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc kì: Hưng Yên(23-11),Phủ lý(26-11), Hải Dương(3-12), Ninh Bình( 5-12) và Nam Định(12-12).
    Hành động xâm lược của Pháp khiến cho nhân dân ta vô cùng căm phẩn.
    Ngay khi Gác-ni-ê Đến hà Nội, quân dân ta đã bất hợp tác với Pháp. Các giếng nước ăn bị bỏ thuốc độc. Kho thuốc súng ở bờ sông của Pháp nhiều lần bị đốt cháy.
    Khi địch nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng tại cửa Ô Thanh Hà ( sau dược đổi thành Ô Quan Chưởng) . Tronh thành Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thú quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Khi bị trọng thương, bị giặc bắt, ông đã khước từ sự chữa chạy của Pháp nhịn ăn cho đến chết. Con trai ông là nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.
    Thành Hà Nội bị giặc chiếm, quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu. Các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lập Nghĩa hội bí mật tổ chức chống Pháp. Tại các tỉnh Hung Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định…quân Pháp củng vấp Phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta.
    Trận đánh gây tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy ngày 21-12-1873.
    Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy( có sự phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê phải tức tốc đưa quân từ Nam Định trở về. Ngày 21-12-1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê đem quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có cả Gác-ni-ê, đã bị têu diệt.
    Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô caungf phấn khởi; ngược lại làm cho thực đân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Triều đình Huế lại kí Hiệp ước năm 1874( Hiệp ước Hác Măng), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
    Hiệp ước năm 1874 gồm 22 điều khoản . Với Hiệp ước này nhà Nguyyeenx chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng…
    Hiệp ước 1874gaay bất bình lớn trong sĩ phu và nhân dân yêu nước. Phong trào đấu tanh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước, đáng chú ý nhất là cuộc nổi dậy ở Nghệ An và Hà Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển lảnh đạo .
    b. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì Và Trung kì trong những năm 1882-1884.
    Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kì lần thứ hai(1882-1883)
    Từ những năm 70 của thế kỉ XIX , nước Pháp chuênr sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng cấp thiết. thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
    Để don đường quân Pháp lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước 1874 để phái người di điều tra tình hình mọi mặt ở Bắc kì. Năm 1882, chúng lại vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
    Ngày 3-4-1882, quân Pháp do Đại tá hải quân Ri-vi-e chỉ huy bất ngờ đổ quân lên Hà Nội. Ngày 25-4 sau khi dược tăng thêm viện binh, chúng gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu quân đội triều đình hạ vũ khí, giao thành trong vòng 3 giờ đồng hồ. Chưa hết thời hạn địch đã nổ súng chiếm thành.
    Quân Pháp cướp nhiề vàng bạc, châu báu, phá hủy các cổng thành, các khẩu đại bác, vứt súng đạn xuống hào nước, lấy hành cung làm đại bản doanh, cho củng cố khu nhượng địa ở bờ sông Hồng, chiếm Sở Thương chính, dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản Hà Nội.
    Nhân lúc triều đình Huế còn đang hoang mang, lơ là, mất cảnh giác, Ri-vi-e đã cho quân chiếm vùng mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên Và tỉnh thành Nam Định(3-1883)
    c. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì kháng chiến.
    Ngay từ đầu quân Pháp đã vấp phải tinh thần chiến đấu của quân đân Hà Nội. Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc. Trưa ngày 25-4, khi quân pháp mở cuộc tấn công vào thành, Hoàng Diệu đã lên mặt thành chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự, nhưng vẫn không giữ được thành. Để bảo toàn khí tiết, sau khi thảo tờ di biểu gửi triều đình, Hoàng Diệu đã tự vẫn trong vườn Võ Miếu( dưới chân cột cờ Hà Nội ngày nay) để khỏi rơi vào tay giặc.
    Thành Hà Nội rơi vào tay giặc, nhưng nhiều sĩ phu, văn thân vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến.
    Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội . Nhân đân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản. Khi Pháp đánh Nam Định, nhân dân đốt hết các dãy phố dọc sông Vị Hoàng phía ngoài thành, tạo nên bức tường lửa ngăn quân giặc. Nguyễn Hữu Bản, con của Nguyễn Mậu Kiến, nối tiếp chí cha, mộ quân đánh Pháp và đã hi sinh trong chiến đấu.
    Vòng vây của quân dân ta xung quanh hà nội ngày càng xiết chặt đã buộc Ri-vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu. Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Ri-vi-e đích thân chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo dường đi Tây sơnnhwng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu vĩnh Phíc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu giệt, trong đó có cả Ri-vi-e.
    Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.

      bởi Nguyễn Ngọc Đông Ngân 13/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF