OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vì sao ngói lưu ly và gương Cảnh Thái lại có màu sắc rực rỡ?

  bởi bala bala 25/01/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Qua nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thời cổ đại, dần dần người xưa đã khắc phục được tính thẩm lậu nước của đồ gốm và tăng cường được vẻ đẹp của đồ gốm. Người ta phủ lên đồ gốm một lớp men màu, sau đó lại tiếp tục nung và tạo được loại đồ gốm có phủ men. Đồ gốm ba màu nhà Đường (Đường Tam Thái) là đại biểu cho loại gốm này còn lưu truyền cho đến ngày nay. Nguyên liệu để chế tạo men màu là các oxit kim loại được phủ lên bề mặt đồ gốm sau đó đem nung. Các oxit kim loại khi nung ở nhiệt độ cao sẽ nóng chảy tạo thành một lớp màng bóng, phủ kín trên bề mặt đồ gốm. Các hạt nhỏ oxit kim loại trong lớp men sẽ hấp thụ một phần ánh sáng chiếu vào và phản xạ phần ánh sáng còn lại làm cho đồ gốm có màu sắc khác nhau đẹp mắt. Trên ngói lưu ly cũng
    có phủ lớp men theo kỹ thuật tương tự: Người ta phủ lên ngói một lớp men, sau đó qua nung sẽ tạo được ngói lưu ly.

    Gương Cảnh Thái là loại chế phẩm được tạo ra do được phủ một lớp men trên đế, thường làm bằng đồng. Thành phần của các lớp men ở đây cũng không khác lớp men gốm sứ mấy. Lớp oxit kim loại sau khi nung sẽ nóng chảy và bám lên bề mặt của đế. Do lớp đế ở đây bằng kim loại so với gốm thì dễ bám hơn, các nét vẽ có thể tinh tế hơn, nên sau khi nung, gương

    Cảnh Thái sẽ cho cảm nhận nghệ thuật rất cao.

      bởi Phan Thiện Hải 25/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF