OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.

Hòa tan hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu trong dung dịch HNO3, thu được 7,84 lít NO (đktc) và 800 ml dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl vào X đến khi không còn khí thoát ra, thì thu được thêm 1,12 lít NO (đktc).

1) Xác định % khối lượng của mỗi kim loại trong A.

2) Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.

3) Tính CM của các chất trong X.

  bởi Thu Hang 06/11/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1)            X + HCl \(\rightarrow\) NO

    => trong X còn muối Fe(NO3)2

    \(n_{NO\left(1\right)}=\frac{7,84}{22,4}=0,35mol\);        \(n_{NO\left(2\right)}=\frac{1,12}{22,4}=0,05\left(mol\right)\)

    Sau khi cho HCl vào X thì thu được dung dịch trong đó chứa: Cu2+ và Fe3+

    Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và Cu

    Ta có:

    \(\begin{cases}56x+64y=26,4\\3x+2y=3\left(0,35+0,05\right)\end{cases}\)\(\Leftrightarrow\begin{cases}x=0,3\\y=0,15\end{cases}\)

    => \(\%Fe=\frac{0,3.56}{26,4}.100\%=63,64\%\);     %Cu = 100% - %Fe = 36,36%

    2) Số mol HNO3 than gia phản ứng = 4nNO(1) = 0,35.4 = 1,4(mol)

     

    3) Gọi a , b lần lượt là số mol Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 trong X

    => a + b = 0,3

        2a + 3b + 2. 0,15 = 3.0,35

    => a = 0,15 (mol); b = 0,15 (mol)

    => trong X có : 0,15 mol Fe(NO3)2;   0,15 (mol) Fe(NO3)3   và 0,15 mol Cu(NO3)2

    => CM các chất đều bằng nhau và bằng: \(\frac{0,15}{0,8}=0,1875M\)

     

      bởi Trần Thư 06/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF