Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 CD Bài 5 Một số hợp chất quan trọng của nitrogen môn Hóa học lớp 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 30 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Trong các ao tù có thể tích tụ lượng đáng kể ion ammonium. Có thể nhận biết sự có mặt của ion ammonium trong các ao tù bằng những cách nào? Giải thích.
-
Luyện tập 1 trang 31 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Cho thí nghiệm được thiết kế như hình dưới đây:
Trong thí nghiệm này, nước pha phenolphthalein sẽ bị hút lên bình chứa khí ammonia và phun thành những tia màu hồng. Hãy giải thích hiện tượng trên.
-
Giải Câu hỏi 1 trang 31 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Khi giấy quỳ tím ẩm tiếp xúc với khí ammonia thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
-
Luyện tập 2 trang 32 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Ammonia thể hiện tính base, tính khử ở quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Cho ammonia phản ứng với nitric acid (HNO3) để tạo phân bón ammonium nitrate (NH4NO3).
(2) Dùng ammonia tẩy rửa lớp copper(II) oxide phủ trên bề mặt kim loại đồng, tạo kim loại, nước và khí nitrogen.
- VIDEOYOMEDIA
-
Giải Câu hỏi 2 trang 33 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Khi làm lạnh hỗn hợp khí gồm ammonia, hydrogen và nitrogen thì ammonia sẽ hoá lỏng trước. Tính chất vật lí nào của các chất giúp giải thích hiện tượng trên?
-
Thí nghiệm trang 33 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Nhận biết ion ammonium
Chuẩn bị: Phân đạm ammonium chloride, dung dịch NaOH; ống nghiệm, đèn cồn, giấy quỳ.
Tiến hành: Cho vài hạt phân đạm với thành phần chính là ammonium chloride vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH. Hơ nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Cho mẩu giấy quỳ đã tẩm ướt bằng nước lên miệng ống nghiệm.
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng, viết phương trình hoá học của phản ứng đã xảy ra.
-
Vận dụng 1 trang 33 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Để giảm sốt hoặc giảm đau, người ta có thể dùng túi chườm lạnh chứa hoá chất. Hãy tìm hiểu về loại túi chườm lạnh này. Từ đó:
a) Cho biết các chất thường được sử dụng trong túi chườm lạnh.
b) Giải thích nguyên nhân giúp túi chườm lạnh có nhiệt độ thấp.
-
Giải Câu hỏi 3 trang 34 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Lượng lớn ammonium nitrate và ammonium chloride được sử dụng làm phân bón. Dựa vào đặc điểm phản ứng nhiệt phân của hai muối này, hãy cho biết muối nào có nguy cơ cháy nổ cao hơn trong quá trình lưu trữ.
-
Luyện tập 3 trang 34 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Xác định tỉ lệ mol kết hợp giữa NH3 và H3PO4 để tạo ra diammonium hydrogenphosphate (dùng làm phân bón phức hợp DAP). Viết phương trình hoá học của phản ứng.
-
Luyện tập 4 trang 35 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Viết phương trình hoá học minh hoạ tác động của mưa acid đối với calcium carbonate trong núi đá vôi và với kim loại sắt có trong thép.
-
Giải Câu hỏi 4 trang 35 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Cho biết số oxi hoá của nitrogen trong mỗi phân tử và ion sau: NH3; NH4+; N2; N2O; NO; NO2; HNO2; HNO3.
-
Giải Câu hỏi 5 trang 36 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Công thức Lewis của HNO3 như dưới đây có phù hợp không?
-
Luyện tập 5 trang 36 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Khi khơi thông nguồn nước thì nguy cơ xảy ra hiện tượng phú dưỡng sẽ tăng hay giảm? Giải thích.
-
Luyện tập 6 trang 36 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Dựa vào những dấu hiệu nào để dự đoán đã có hiện tượng phú dưỡng xảy ra trong một ao nước hay hồ nước?
-
Vận dụng 2 trang 36 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Nhiều loài thuỷ hải sản được nuôi trong hồ, ao, “vuông” (cách gọi của người miền Tây Nam bộ về khu vực ruộng được khoanh vùng, cải tạo để nuôi thuỷ hải sản),…
Để hạn chế nguy cơ xảy ra hiện tượng phú dưỡng trong hồ, ao, vuông … người nuôi thuỷ, hải sản nên làm gì? Giải thích?
-
Vận dụng 3 trang 37 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Hãy tìm hiểu tình trạng phú dưỡng tại địa phương em. Từ đó, đề xuất biện pháp hạn chế hiện tượng này.
-
Giải Bài 1 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Vì sao nói ammonia có vai trò rất quan trọng đối với nông nghiệp? Cho ví dụ minh hoạ.
-
Giải Bài 2 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen có giá trị âm nhưng vì sao quá trình Haber lại chọn nhiệt độ phản ứng khá cao, vào khoảng 400 oC – 600 oC?
-
Giải Bài 3 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Ở 472 °C, hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen theo quá trình Haber là K = 0,105. Giả sử, kết quả phân tích cho thấy tại thời điểm cân bằng, nồng độ của nitrogen và hydrogen trong buồng phản ứng lần lượt là 0,0201 M và 0,0602 M.
a) Hãy tính nồng độ mol của ammonia có trong buồng phản ứng tại thời điểm cân bằng.
b) Làm thế nào để tách được ammonia ra khỏi hỗn hợp?
-
Giải Bài 4 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong ô tô sinh ra nhiều khí như SO2, CO, NO. Từ năm 1975, người ta thiết kế “bộ chuyển đổi xúc tác” trong hệ thống xả khí của ô tô (và cả trong máy phát điện) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng:
2CO(g) + 2NO(g) → 2CO2(g) +N2(g)
a) Cho biết ý nghĩa của phản ứng trên đối với môi trường.
b) Trong phản ứng trên, chất nào là chất oxi hoá, chất nào là chất khử? Giải thích.
c) Giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g), NO(g), CO2(g) lần lượt là –110,5; 91,3; –393,5 (kJ mol-1). Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên. Phản ứng trên có thuận lợi về mặt năng lượng không? Giải thích.
-
Giải Bài 5 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Viết sơ đồ phản ứng gây ra mưa chứa nitric acid và sulfuric acid.
-
Giải Bài 6 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Hãy tìm hiểu, chỉ ra các hoạt động tạo thành các khí gây mưa acid tại địa phương em. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu sự tạo thành các khí đó.