OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 11 CD Bài 5: Một số hợp chất quan trọng của nitrogen


Nitrogen là một nguyên tố hoá học quan trọng cho sự sống của con người, góp phần tạo nên rất nhiều hợp chất quan trọng và không thể thiếu trong đời sống.

Các em hãy cùng HOC247 tìm hiểu nội dung lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 5: Một số hợp chất quan trọng của nitrogen môn Hóa học lớp 11 Cánh diều để tìm hiểu về một số hợp chất quan trọng của nitrogen như ammonia, muối ammonium, một số oxide của nitrogen, nitric acid và đặc biệt là hiện tượng phú dưỡng.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ammonia

a. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

 Công thức Lewis và dạng hình học (hình chóp tam giác) của phân tử NH3 được thể hiện ở Hình 5.1.

 

Công thức Lewis (a) và dạng hình học (b) của NH3

Hình 5.1. Công thức Lewis (a) và dạng hình học (b) của NH3

 

- Các liên kết N-H là liên kết cộng hoá trị phân cực nên các phân tử ammonia dễ tạo liên kết hydrogen với nhau và với phân tử nước.

 Vì tạo được liên kết hydrogen với nước nên ammonia tan nhiều trong nước.

 

- Ở điều kiện thường, ammonia là chất khi không màu, có mùi khai, xốc và độc.

b. Tính chất hoá học

Tính base

 Cặp electron hoá trị riêng trên nguyên tử nirogen là nguyên nhân gây nên tính chất base của ammonia.

 

- Khi tan trong nước, ammonia nhận H+ của nước, tạo thành ion ammonium (NH4+), dung dịch có tính base yếu, làm giấy quỳ tím hóa xanh.

NH3(aq) + H2O(l) \(\rightleftharpoons\) NH4+(aq) + OH-(aq)

- Khí ammonia hoặc dung dịch ammonia phản ứng với các acid tạo muối ammonium. Ví dụ:

NH3(aq) + HCl(aq) — NH4Cl(aq)

- Sự hình thành ion ammonium ở các phản ứng trên là do sự tạo thành liên kết cho – nhận giữa nguyên từ nitrogen của phân tử ammonia với H+ (proton) của acid.

Dạng hình học của ion ammonium

Hình 5.2. Dạng hình học của ion ammonium

 

 Vì vậy, ammonia là một base theo thuyết Bronsted—Lowry.

 

- Dung dịch ammonia có thể tác dụng với dung dịch muối của một số kim loại để tạo các hydroxide của kim loại.

Ví dụ: MgCl2(aq)+2NH3(aq) + 2H2O(l) → Mg(OH)2(s)+2NH4Cl(aq)

Tính khử

 Nguyên tử N trong phân tử NH3 có số oxi hoá –3, là số oxi hoá thấp nhất của nguyên tố nitrogen trong các hợp chất. Vì vậy, ammonia thể hiện tính khử khi phản ứng với một số chất có tính oxi hoá.

 

Ví dụ:

\( \begin{align} & 4N{{H}_{3}}(g)+3{{O}_{2}}(g)\xrightarrow{{{t}^{0}}}2{{N}_{2}}(g)+6{{H}_{2}}O(g) \\ & 4N{{H}_{3}}(g)+5{{O}_{2}}(g)\xrightarrow{800-{{900}^{0}}C}4NO(g)+6{{H}_{2}}O(g) \\ \end{align}\)

- Phản ứng thứ hai ở trên được sử dụng trong quy trình sản xuất nitric acid từ ammonia trong công nghiệp.

c. Tổng hợp ammonia theo quá trình Haber

Trong công nghiệp, ammonia được tổng hợp theo quá trình Haber (còn được gọi là quá trình Haber – Bosch) như mô tả ở Hình 5.3, theo phương trình hoá học sau:

Tổng hợp ammonia bằng quá trình Haber

 

Sơ đồ nguyên tắc quá trình Haber tổng hợp ammonia

Hình 5.3. Sơ đồ nguyên tắc quá trình Haber tổng hợp ammonia

 

- Để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, tạo thành ammonia, cần chọn các điều kiện thích hợp về áp suất, nhiệt độ, dựa theo nguyên lí chuyển dịch Le Chatelier.

+ Về áp suất: người ta đã tăng áp suất của hệ phản ứng trong buồng tổng hợp lên đến gần 200 bar.

+ Về nhiệt độ: Thực tế, người ta đã chọn nhiệt độ phù hợp, khoảng 400 °C – 600 °C.

- Việc sử dụng xúc tác là bột sắt trong quá trình Haber có tác dụng làm cho phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng.

1.2. Muối ammonium

- Muối ammonium là các hợp chất có chứa ion ammonium (NH4+) và gốc acid. Các muối ammonium thường được sử dụng là: NH4CI, NH4NO3, (NH4)2CO3, (NH4)2SO4,...

- Hầu hết các muối ammonium tan tốt và điện li hoàn toàn trong nước.

Ví dụ: NH4CI(s) → NH4+ (aq)+ Cl-(aq)

- Khi đun nóng hỗn hợp muối ammonium và kiềm ở dạng rắn hoặc dung dịch đều sinh ra khi ammonia có mùi khai và xốc.

Ví dụ: 2NH4Cl(s) + Ca(OH)2(s) → 2NH3(g)+2H2O(g) + CaCl2(s)

- Nhờ loại phản ứng này, người ta nhận biết được muối ammonium.

- Các muối ammonium kém bền với nhiệt nên dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Các muối ammonium khác nhau phân huỷ tạo ra các sản phẩm chứa nitrogen khác nhau:

Ví dụ:

 

1.3. Ứng dụng của ammonia và một số muối ammonium

 Ammonia được sử dụng để sản xuất nitric acid, các loại phân đạm. Ammonia còn được sử dụng làm chất làm lạnh, làm dung môi và nhiều ứng dụng quan trọng khác trong đời sống và sản xuất.

 

 

Hình 5.4. Một số ứng dụng của ammonia

 

 Muối ammonium được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, đặc biệt được dùng làm phân bón trong nông nghiệp.

 

Hình 5.5. Một số loại phân bón ammonium

1.4. Nguồn gốc một số oxide của nitrogen trong không khí – mưa acid

a. Nguồn gốc một số oxide cúa nitrogen

− Bên cạnh nguồn gốc tự nhiên như:

+ Núi lửa phun trào

+ Cháy rừng

+ Mưa dông kèm theo sấm sét

+ Sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ thì sự phát sinh NOx chủ yếu là do hoạt động của con người.

− Các nguồn gây phát thải NOx nhân tạo từ hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nhà máy nhiệt điện và trong đời sống.

+ Quá trình sản xuất và sử dụng nitric acid cũng thải các oxide của nitrogen vào khí quyển.

- NOx là một trong các nguyên nhân gây mưa acid, sương mù quang hoá, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozone và hiện tượng phú dưỡng, làm ô nhiễm môi trường.

b. Mưa acid

- Từ giữa thế kỉ XIX, người ta đã biết nitrogen monoxide, nitrogen dioxide cùng với sulfur dioxide trong khí quyển là nguyên nhân chính dẫn tới sự có mặt của nitric acid và sulfuric acid hoà tan trong nước mưa.

 

1.5. Nitric acid

 

Mô hình cấu tạo của phân tử nitric acid

Hình 5.6. Mô hình cấu tạo của phân tử nitric acid

 

- Công thức Lewis là của nitric acid:

Công thức Lewis là của nitric acid

 

− Đặc điểm cấu tạo của phân tử nitric acid:

+ Nguyên tử N có số oxi hoá +5, là số oxi hoá cao nhất của nitrogen.

+ Liên kết O-H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen.

+ Liên kết N → O là liên kết cho nhận.

- Nitric acid là chất lỏng không màu, có tính acid mạnh và tính oxi hoá mạnh.

1.6. Hiện tượng phú dưỡng

 Hiện tượng phú dưỡng là sự tích tụ lượng lớn các chất dinh dưỡng, bao gồm cả hợp chất nitrogen và hợp chất phosphorus trong các nguồn nước, do các tác động từ con người.

 

- Theo đó, các nguồn nước thải chưa xử lí triệt để, các nguồn phân bón có thành phần chính như: NH4NO3, (NH2)2CO, (NH4)2HPO4, Ca(H2PO4)2,... dư thừa chảy vào vùng nước tù đọng làm tăng hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong nước.

- Hệ quả của hiện tượng này là làm cho các sinh vật trong nước như vi khuẩn, rong, rêu, tảo sinh sôi, nảy nở và phát triển rất mạnh.

- Có thể quan sát được hiện tượng phú dưỡng thông qua sự xuất hiện dày đặc của tảo xanh trong nước. Khi đó, lượng oxygen trong nước sẽ nhanh chóng giảm đi. Điều này là do:

+ Sự hoạt động của lượng lớn vi khuẩn đã hấp thụ đáng kể oxygen hoà tan trong nước.

+ Sự phát triển của tảo xanh đã ngăn cản ánh sáng và không khí chứa oxygen khuếch tán vào nước.

+ Quá trình phân huỷ tảo chết bởi vi khuẩn đã tiêu tốn lượng lớn oxygen trong nước.

- Hệ quả của sự giảm oxygen trong nước đã làm thay đổi hệ sinh thái của nước, tích tụ bùn từ xác của tảo, làm suy kiệt nguồn thuỷ sản.

- Để hạn chế hiện tượng phú dưỡng, cần:

+ Tạo điều kiện để nước trong kênh rạch, ao, hồ được lưu thông.

+ Xử lí nước thải trước khi cho chảy vào kênh rạch, ao, hồ.

+ Sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm trong năm để hạn chế sự rửa trôi ion NO3-, PO43- từ nguồn phân bón dư thừa vào kênh rạch, ao, hồ.

Tác hại của hiện tượng phú dưỡng

Hình 5.7. Tác hại của hiện tượng phú dưỡng

 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Muối ammonium đều được tạo bởi

  1. Cation ammonium và anion gốc acid
  2. Cation gốc acid và anion ammonium
  3. Cation kim loại và anion gốc acid
  4. Cation gốc acid và anion kim loại

 

Hướng dẫn giải

Muối ammonium đều được tạo bởi cation ammonium (NH4+) và anion gốc acid

\(\Rightarrow\) Chọn A

 

Bài 2. Tác nhân chủ yếu gây mưa acid là

A. SO2 và NO2.

B. CH4 và NH3.

C. CO và CH4.

D. CO và CO2.

 

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: A. SO2 và NO2

Giải thích:

- Mưa acid là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NO2 từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.

 - SO2 và NO2 là hai khí chính gây ra mưa acid do có phản ứng:

SO2 + H2O \(\rightleftharpoons\) H2SO3

NO2 + H2O \(\to\) HNO3

ADMICRO

Luyện tập Bài 5 Hóa 11 Cánh Diều

Học xong bài học này, em có thể:

- Mô tả được công thức Lewis và dạng hình học của phân tử ammonia. Từ cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính tan, tính base, tính khử. Viết được phương trình hoá học minh họa.

- Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber.

- Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonium, nhận biết ion ammonium trong dung dịch, ứng dụng của ammonia; ammonium nitrate và một số muối ammonium tan.

- Phân tích được nguồn gốc các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid. 

- Nêu được cấu tạo của HNO3 , tính acid, tính oxi hoá mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid.

- Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5 Hóa 11 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 CD Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 5 Hóa 11 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 CD Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 30 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Luyện tập 1 trang 31 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 1 trang 31 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Luyện tập 2 trang 32 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 2 trang 33 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Thí nghiệm trang 33 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Vận dụng 1 trang 33 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 3 trang 34 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Luyện tập 3 trang 34 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Luyện tập 4 trang 35 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 4 trang 35 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 5 trang 36 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Luyện tập 5 trang 36 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Luyện tập 6 trang 36 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Vận dụng 2 trang 36 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Vận dụng 3 trang 37 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Giải Bài 1 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Giải Bài 2 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Giải Bài 3 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Giải Bài 4 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Giải Bài 5 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Giải Bài 6 trang 38 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD

Hỏi đáp Bài 5 Hóa 11 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF