Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 23 Phản ứng hữu cơ giúp các em học sinh biết Sơ lược về các loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách, đặc điểm của phản ứng hữu cơ trong hóa học hữu cơ.
-
Bài tập 1 trang 105 SGK Hóa học 11
Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ.
-
Bài tập 2 trang 105 SGK Hóa học 11
Cho phương trình hoá học của các phản ứng:
a) C2H6 + Br2 → C2H5Br2 + HBr.
b) C2H4 + Br2 → C2H4Br2
c) C2H5OH + HBr → C2H5Br H2O.
d) C6H14 → C3H6 + C3H8.
e) C6H12 + H2→ C6H14
g) C6H14 → C2H6 + C4H8
1. Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng
A. a, b, c, d, e, g.
B. a, c.
C. d, e, g
D. a, b, c, e, g.
2. Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng
A. a, b, c, d, e, g
B. a, c.
C. d, e, g
D. b, e.
3. Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng
A. d, g
B. a, c
C. d, e, g
D. a, b, c, e,
-
Bài tập 3 trang 105 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
Phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách?
-
Bài tập 4 trang 105 SGK Hóa học 11
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.
B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.
C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.
D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 23.1 trang 33 SBT Hóa học 11
Phản ứng CH3COOH + CH≡CH → CH3COO−CH=CH2 thuộc loại phản ứng gì?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Không thuộc về cả ba loại phản ứng trên.
-
Bài tập 23.2 trang 33 SBT Hóa học 11
Phản ứng 2CH3-CH=O ⇒ CH3-COO-C2H5 (đk: Al(OC2H5)3
thuộc loại phản ứng gì ?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.
-
Bài tập 23.3 trang 33 SBT Hóa học 11
Phản ứng 2CH3OH → CH3OCH3 + H2O thuộc loại phản ứng gì ?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.
-
Bài tập 23.4 trang 33 SBT Hóa học 11
Phản ứng CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag-C≡C-Ag + 2NH4NO3
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.
-
Bài tập 23.5 trang 33 SBT Hóa học 11
Phản ứng CH3-CH2-CH(OH)-CH3 → CH3-CH=CH-CH3 + H2O thuộc loại phản ứng gì?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.
-
Bài tập 23.6 trang 34 SBT Hóa học 11
Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng tách?
A. 2C2H5OH → C2H5-O-C2H5 + H2O
B. C2H5OH + HBr → C2H5-Br + H2O
C. CH3-CH2-OH + CuO → CH3-CHO + Cu + H2O
D. C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
-
Bài tập 23.7 trang 34 SBT Hóa học 11
Hãy sắp xếp mỗi phản ứng dưới đây vào loại phản ứng thích hợp (phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng cộng).
1. CH≡CH + 2H2 → CH3-CH3
2. C2H5-Cl + NaOH → C2H5OH + NaCl (mt: nước)
3. C2H5-Cl + NaOH → CH2=CH2 + NaCl + H2O (mt: ancol)
4. H2C=O + HC≡N → CH2(OH)-C≡N
-
Bài tập 1 trang 131 SGK Hóa học 11 nâng cao
Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách, phản ứng phân hủy trong hóa hữu cơ. Cho ví dụ minh họa.
-
Bài tập 2 trang 131 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy viết sơ đồ các phản ứng sau và ghi rõ thuộc loại phản ứng nào?
a) Nung nóng khí etan có xúc tác kim loại, thu được etilen và hiđro.
b) Đốt cháy propan (C3H8) thành CO2 và H2O
c) Cho etilen tác dụng với nước ở nhiệt độ cao có axit xúc tác và thu được etanol.
-
Bài tập 3 trang 132 SGK Hóa học 11 nâng cao
Trong các phản ứng xảy ra, trường hợp nài xảy ra sự cắt đồng li, trường hợp nào xảy ra sự cắt dị li?
a) Sự điện li của nước.
b) Tia tử ngoại biến O2 thành O3
c) Cộng HCl vào etilen.
-
Bài tập 4 trang 132 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [...] ở mỗi câu sau:
A. Nguyên tử clo là một gốc tự do [...]
B. Tiểu phân là một gốc tự do [...]
C. Nguyên tử heli là một gốc tự do [...]
D. Tiền phân là gốc tự do [...]
-
Bài tập 5 trang 132 SGK Hóa học 11 nâng cao
Cho tiểu phân tử sau đây: gốc tự do hiđroxyl, nguyên tử clo, gốc metyl, anion hiđroxyl, anion clorua, cation anion, caiton,etyl.
a) Hãy viết công thức cấu tạo của chúng.
b) Hãy viết Li – uýt (với đầy đủ các electron hóa trị) của chúng và nói rõ tiểu phân nào mang electron độc thân, tiểu phân nào mang điện tích âm, tiểu phân nào mang điện tích dương. Vì sao?
-
Bài tập 6 trang 132 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy viết đầy đủ phương trình hóa học của các phản ứng cho sơ đồ ở mục II.3 của bài học và chỉ rõ đâu là gốc cacbon tự do, đâu là cacboncation.