Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 12 Phân bón hóa học giúp các em học sinh làm quen với thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học; Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học. Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng.
-
Bài tập 1 trang 58 SGK Hóa học 11
Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.
-
Bài tập 2 trang 58 SGK Hóa học 11
Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy lập sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3.
-
Bài tập 3 trang 58 SGK Hóa học 11
Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3(PO4)2. Hãy tính hàm lượng phần trăm P2O5 có trong quặng trên.
-
Bài tập 4 trang 58 SGK Hóa học 11
Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4.
a) Tính thể tích khí ammoniac (đktc) cần dùng, biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol nNH4H2PO4: n(NH4)2 HPO4 = 1 : 1.
b) Tính khối lượng amophot thu được.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 12.2 trang 19 SBT Hóa học 11
Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ ứng với 40,0% P2O5. Hàm lượng (%) của canxi đihiđrophotphat trong phân bón này là
A. 69,0.
B. 65,9.
C. 71,3.
D. 73,1.
-
Bài tập 12.3 trang 19 SBT Hóa học 11
Phân kali clorua sản xuất được từ quặng xinvinit thường chỉ ứng với 50,00% K2O. Hàm lượng (%) của KCl trong phân bón đó là
A. 72,9.
B. 76,0.
C. 79,2.
D. 75,5.
-
Bài tập 12.1 trang 19 SBT Hóa học 11
Phân đạm urê thường chỉ chứa 46,00% N. Khối lượng (kg) urê đủ để cung cấp 70,00 kg N là
A. 152,2.
B. 145,5.
C. 160,9.
D. 200,0.
-
Bài tập 12.4 trang 19 SBT Hóa học 11
Từ amoniac, đá vôi, nước, không khí, chất xúc tác thích hợp hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế phân đạm :
1. canxi nitrat;
2. amoni nitrat.
-
Bài tập 12.5 trang 19 SBT Hóa học 11
Viết phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá sau:
Bột photphorit (1)→ axit photphoric (2)→ amophot (3)→ canxiphotphat (4)→ axit photphoric (5)→ supephotphat kép.
-
Bài tập 12.6 trang 19 SBT Hóa học 11
Một mẫu supephotphat đơn khối lượng 15,55 g chứa 35,43% Ca(H2PO4)2, còn lại là CaSO4. Tính tỉ lệ % P2O5 trong mẫu supephotphat đơn trên.
-
Bài tập 12.7 trang 19 SBT Hóa học 11
Cho 40,32 m3 amoniac (đktc) tác dụng với 147,0 kg axit photphoric tạo thành một loại phân bón amophot có tỉ lệ số mol
nNH4H2PO4 : n(NH4)2HPO4 = 4 : 1
1. Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành phân bón amophot đó.
2. Tính khối lượng (kg) của amophot thu được.
-
Bài tập 1 trang 70 SGK Hóa học 11 nâng cao
Cho các mẫu phân đạm sau đây: amonisunfat, amoniclorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để nhận biết chúng. Viết Phương tình hóa học của các phản ứng đã dùng.
-
Bài tập 2 trang 70 SGK Hóa học 11 nâng cao
Một trong những phương pháp điều chế canxi nitrat là cho đá vôi hoặc đá phấn tác dụng với axit nitric loãng. Còn amoni nitrat có thể điều chế bằng cách cho amonitrat tác dụng với amonicacbonat. Viết phương trình hóa học và cho biết tại sao các phản ứng này xảy ra hoàn toàn.
-
Bài tập 3 trang 70 SGK Hóa học 11 nâng cao
Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy lập sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3.
-
Bài tập 4 trang 70 SGK Hóa học 11 nâng cao
Tại sao không được trộn supephotphat với vôi? Giải thích rõ và viết phương trình hóa học của phản ứng
-
Bài tập 5 trang 70 SGK Hóa học 11 nâng cao
Supephotphat được điều chế từ một loại quặng có chứa 73% Ca3(PO4)2, 26% CaCO3 và 1% SiO2.
a) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 65% đủ để tác dụng với 100 kg bột quặng đó.
b) Supephotphat đơn thu được gồm những chất nào? Tỉ lệ % P2O5 trong loại pupephotphat đơn trên.