OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 11 CTST Bài 17: Phenol


Hexylresorcinol là chất có tính gây tê cục bộ, tính khử trùng và tẩy giun, dung dịch hexylresorcinol 0,1% dùng để súc miệng có tác dụng diệt khuẩn. Hexylresorcinol là hợp chất phenol, cùng với một số phenol và dẫn xuất phenol khác có tác dụng khử trùng, diệt nấm mốc. Một số phenol có khả năng chống oxi hoá, được sử dụng trong bảo quản thực phẩm, mĩ phẩm như E320, E321.

Để tìm hiểu phenol là gì? Phenol có cấu tạo, tính chất và ứng dụng trong lĩnh vực nào? Mời các em cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung Bài 17 Phenol môn Hoá học 11 Chân Trời Sáng Tạo nhé!
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

 

1.1. Khái niệm và cấu trúc

a. Khái niệm

 Phenol là hợp chất trong phân tử có một hoặc nhiều nhóm hydroxy liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.

 

- Phenol cũng là tên của chất đơn giản nhất (monohydroxybenzene) trong nhóm các hợp chất phenol.

 

 

b. Đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử phenol

- Phenol đơn giản nhất có công thức phân tử C6H6O và công thức cấu tạo C6H5-OH hoặc

 

- Phenol có nhóm phenyl hút electron, làm giảm mật độ electron ở nguyên tử oxygen, dẫn đến tăng sự phân cực của liên kết O-H (so với alcohol), đồng thời làm tăng mật độ electron trong vòng benzene, nhiều nhất ở các vị trí ortho và para.

Hình 17.1. Mô hình quả cầu – thanh nối (a) và mô hình đặc (b) của phân tử phenol

 

1.2. Tính chất vật lí

- Phenol là tinh thể không màu, dễ chảy rữa, chuyển thành màu hồng do hút ẩm và bị oxi hoá chậm trong không khí.

- Phenol tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử và với phân tử nước, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của phenol cao hơn và độ hoà tan trong nước tốt hơn một số hydrocarbon thơm khác như benzene, toluene, ...

Bảng 17.1.Thông số vật lí của một số hợp chất chứa vòng benzenee

Hình 17.2. Liên kết hydrogen giữa các phân tử phenol (a) và phenol với nước (b)

 

1.3. Tính chất hoá học

a. Phản ứng thế nguyên tử hydrogen của nhóm OH: Tính acid

 Trong dung dịch, phenol phân li không hoàn toàn tạo ra ion H+

 

- Phenol thể hiện tính acid yếu.

- Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

- Tính acid của phenol thể hiện qua phản ứng với dung dịch sodium hydroxide, sodium carbonate,...

Ví dụ:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5OH + Na2CO3 \(\rightleftharpoons\) C6H5ONa + NaHCO3 (1)

(1) Phenol có tính acid mạnh hơn nấc hai của carbonic acid (H2CO3) nên có thể phản ứng được với muối carbonate.

 Vì phenol gây ngộ độc qua đường miệng, gây bỏng cho da và mắt, nên phải sử dụng găng tay, kính bảo hộ khi tiến hành các thí nghiệm.

 

b.  Phản ứng thế nguyên tử hydrogen của vòng benzene

- Khi tham gia phản ứng thế nguyên tử hydrogen của vòng benzene, phân tử phenol ưu tiên thế nguyên tử hydrogen ở các vị trí 2, 4, 6.

Ví dụ:

 

 Nhóm OH làm tăng khả năng phản ứng thế nguyên tử hydrogen trong vòng benzene của phenol (dễ thế nguyên tử hydrogen hơn so với benzene). Ưu tiên thế nguyên tử hydrogen ở các vị trí ortho (o-) và para (p-) của phenol.

 

 PICRIC ACID LÀ MỘT CHẤT NỔ

 Picric acid được sử dụng trong sản xuất chất nổ, diêm, pin điện; dùng để điêu khắc vật liệu bằng đồng, sản xuất thuỷ tinh màu, dùng trong công nghiệp thuộc da và phẩm nhuộm. Picric acid rất dễ bắt nhiệt và có thể phát nổ nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt, ngọn lửa, ma sát hoặc va chạm.

 

1.4. Ứng dụng và điều chế

a. Ứng dụng

 

b. Điều chế

Phenol được tổng hợp từ cumene (isopropylbenzene) bằng phản ứng oxi hoá bởi oxygen rồi thuỷ phân trong môi trường acid thu được hai sản phẩm là phenol và acetone

 

 

–Hiện nay, phần lớn phenol và acetone đều được sản xuất trong công nghiệp theo phương pháp này.

– Ngoài ra, phenol còn được điều chế từ nhựa than đá.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Ảnh hưởng của nhóm OH đến nhân benzene được chứng minh bởi phản ứng nào?

A. Phản ứng của phenol với dung dịch NaOH 

B. Phản ứng của phenol với nước Bromine

C. Phản ứng của phenol với Na 

D. Phản ứng của phenol với aldehyde formic.

 

Hướng dẫn giải

Ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân benzene: Nhóm -OH đẩy e vào vòng benzene làm cho mật độ điện tích âm tại vị trí o, p tăng, các tác nhân thế mang điện tích dương như Br+, NO2+ dễ tấn công vào o, p.

Chọn phản ứng với dung dịch Br2

 

Bài 2. Vì sao phenol có lực acid mạnh hơn ancol và phản ứng thế vào nhân thơm ở phenol dễ hơn ở benzene?

A. Do phenol có phân tử khối lớn hơn                    

B. Do ảnh hưởng qua lại giữa gốc phenyl và nhóm OH

C. Do liên kết hydrogen                                                

D. Cả A và C

 

Hướng dẫn giải

- Đó là do ảnh hưởng qua lại giữa gốc phenyl và nhóm hidroxyl như sau:
Cặp electron chưa tham gia liên kết của nguyên tử oxygen do ở cách các electron \(\pi\) của vòng benzene chỉ một liên kết \(\sigma\) làm cho mật độ electron dịch chuyển vào vòng benzene. Điều đó dẫn tới các hệ quả sau:
+ Liên kết O−H trở nên phân cực hơn, làm cho nguyên tử H linh động hơn. Tính acid mạnh hơn alcohol.
+ Mật độ electron ở vòng benzene tăng lên, nhất là ở các vị trí o và p, làm cho phản ứng thế dễ dàng hơn so với benzene và đồng đẳng của nó.
+ Liên kết C−O trở nên bền vững so với ở alcohol, vì thế nhóm OH phenol không bị thế bởi gốc acid như nhóm OH alcohol.

⇒ Chọn B

ADMICRO

Luyện tập Bài 17 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Học xong bài học này, em có thể:

– Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo một số phenol đơn giản, đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol.

– Nêu được tính chất vật lí của phenol.

– Trình bày được tính chất hoá học cơ bản; giải thích được tính chất hoá học; ứng dụng và điều chế phenol.

3.1. Trắc nghiệm Bài 17 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 CTST Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Phản ứng của phenol với dung dịch NaOH 
    • B. Phản ứng của phenol với nước Bromine
    • C. Phản ứng của phenol với Na 
    • D. Phản ứng của phenol với aldehyde formic.
    • A. Phenol có tính acid mạnh hơn ethanol 
    • B. Phenol có tính acid yếu hơn ethanol
    • C. Phenol dễ tan trong nước hơn trong dung dịch NaOH
    • D. Phenol không có tính acid
    • A. Phenol có tính acid yếu nhưng mạnh hơn H2CO3.
    • B. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hóa trong không khí.
    • C. Khác với benzene, phenol phản ứng dễ dàng với Br2 tạo kết tủa trắng.
    • D. Nhóm –OH và gốc phenyl ở phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 CTST Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 108 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 1 trang 108 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 2 trang 109 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 109 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 3 trang 110 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 4 trang 110 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 5 trang 110 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 6 trang 111 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 111 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 7 trang 111 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 112 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 8 trang 113 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài 1 trang 114 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài 2 trang 114 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài 3 trang 114 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài 4 trang 114 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 17 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF