OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 11 CTST Bài 15: Dẫn xuất halogen


Trong y khoa, gây mê là phương pháp làm bệnh nhân mất ý thức, phục hồi được sau một thời gian, không đau và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình phẫu thuật. Halothane được dùng làm thuốc gây mê, phù hợp cho nhiều độ tuổi, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân trong và sau phẫu thuật. Halothane là dẫn xuất halogen của hydrocarbon, có tính chất đặc trưng và ứng dụng thực tiễn. Dẫn xuất halogen của hydrocarbon là gì? Có những tính chất và ứng dụng trong lĩnh vực nào?

Hãy cùng HOC247 tìm hiểu nội dung lý thuyết và bài tập minh họa Bài 15: Dẫn xuất halogen môn Hóa học lớp 11 Chân Trời Sáng Tạo. Bài giảng đã được HOC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu về khái niệm, danh pháp, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, hoá học và các ứng dụng thực tiễn của dẫn xuất halogen giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính của bài. 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm

Bảng 15.1. Hydrocarbon và một số dẫn xuất halogen tương ứng

 

 Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng một hay nhiều nguyên tử halogen, ta được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.

 

1.2. Đồng phân và danh pháp

a. Công thức cấu tạo và cách gọi tên các dẫn xuất halogen

– Đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen gồm có đồng phân mạch carbon, đồng phân vị trí liên kết đối, liên kết ba và đồng phân vị trí nguyên tử halogen.

– Tên theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen:

 

– Cách đánh số thứ tự mạch carbon trong dẫn xuất halogen:

– Dẫn xuất có 2, 3 hoặc 4, ... nguyên tử halogen giống nhau, dùng tiếp đầu ngữ di, tri hoặc tetra, ... trước tên halogeno; dẫn xuất có từ 2 nguyên tố halogen, ưu tiên gọi tên halogeno theo thứ tự a, b, c.

Ví dụ:

Tên thay thế

 

Một số ít dẫn xuất halogen được gọi theo tên thường

Tên gốc–chức

 

1.3. Tính chất vật lí

– Ở điều kiện thường, một số dẫn xuất có phân tử khối nhỏ (CH3F, C2H5Cl, ...) ở thể khí, các chất có phân tử khối lớn hơn ở thể lỏng hoặc rắn.

– Các dẫn xuất halogen hầu như không tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ như hydrocarbon, ether, ...

– Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen có xu hướng tăng dần theo chiều tăng khối lượng phân tử.

– Một số dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học cao.

 

1.4. Tính chất hoá học

 Trong phân tử dẫn xuất halogen, do nguyên tử halogen hút electron nên có sự phân cực về phía nguyên tử halogen, làm giảm mật độ electron trên nguyên tử carbon của nhóm C-X (X là halogen).​

 

a. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH–

Dẫn xuất halogen mà nguyên tử halogen liên kết với nguyên tử carbon no có phản ứng thế nhóm –OH trong dung dịch kiểm, đun nóng.

 

b. Phản ứng tách hydrogen halide

Khi đun sôi hỗn hợp gồm chloroethane hoặc 2-bromobutane với KOH trong ethanol, sẽ xảy ra phản ứng tách hydrogen halide.

 

– Các dẫn xuất halogenoalkane có thể bị tách hydrogen halide để tạo thành alkene. Trường hợp có nhiều alkene được tạo thành thì sản phẩm chính được xác định theo quy tắc Zaitsev.

– Quy tắc Zaitsev: Trong phản ứng tách hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen (H) ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn, tạo ra sản phẩm chính.

1.5. Ứng dụng

Hình 15.1. Một số ứng dụng của dẫn xuất halogen

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo: ClCH2CH(CH3)CHClCH3

A. 1,3-dichloro-2-methylbutane.             

B. 2,4-dichloro-3-methylbutane.

C. 1,3-dichloropentane.                         

D. 2,4-dichloro-2-methylbutane.

 

Hướng dẫn giải

Ưu tiên đánh số thứ tự mạch chính từ phía có nhóm chức. Đọc tên nhóm chức, tên nhánh theo thứ tự abc.

\(Cl\overset{1}{\mathop{C}}\,{{H}_{2}}\overset{2}{\mathop{C}}\,H\left( C{{H}_{3}} \right)\overset{3}{\mathop{C}}\,HCl\overset{4}{\mathop{C}}\,{{H}_{3}}\)

1,3-dichloro-2-methylbutane

\(\Rightarrow\) Chọn A

 

Bài 2. Cho các dẫn xuất halogen sau: C2H5F (1); C2H5Br (2); C2H5I (3); C2H5Cl (4). Hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi.

 

Hướng dẫn giải

Các chất trên cùng thuộc dẫn xuất halogen, không có liên kết hydrogen trong phân tử nên phân tử có M càng lớn nhiệt độ sôi càng cao.

Vậy dãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là: (1) < (4) < (2) < (3)

ADMICRO

Luyện tập Bài 15 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Học xong bài học này, em có thể:

– Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen; đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen.

– Viết được công thức cấu tạo, gọi tên theo danh pháp thay thế và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp.

– Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của dẫn xuất halogen; ứng dụng của các dẫn xuất halogen

– Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thuỷ phân bromoethane; mô tả các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của dẫn xuất halogen.

3.1. Trắc nghiệm Bài 15 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 CTST Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 15 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 CTST Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 92 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 1 trang 93 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 93 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 2 trang 93 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 94 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 3 trang 94 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 95 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 4 trang 95 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 5 trang 95 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 6 trang 95 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 7 trang 96 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 96 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 8 trang 97 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài 1 trang 98 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài 2 trang 98 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài 3 trang 98 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 15 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF