Hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 2 Bài 3 Lạm phát môn GDKT & PL lớp 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 16 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về vấn đề kinh tế đang diễn ra trong trường hợp dưới đây:
Ngày cuối tuần, H được cùng bố đi chợ. Khác với mọi lần, H thấy bố rất băn khoăn, cân nhắc khi mua sắm vì giá hàng hóa nào cũng tăng cao. H còn được nghe cô bán hàng tạp hoá nói với bố: "Giá cả tăng, khách mua hàng ít hơn nên kinh doanh cũng gặp khó khăn, bác ạ!”.
-
Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 17 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em có nhận xét gì về sự biến động chỉ số giá tiêu dùng các năm trong giai đoạn 2016 - 2021?
Thông tin. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, lạm phát ở Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp là 1,84%. Trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước.
(Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2021, NXB Thống kê, 2022)
-
Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 17 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Chỉ số 1,84% phản ánh điều gì?
-
Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 18 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em có nhận xét gì về mức độ lạm phát của nước ta năm 1986, 2010 - 2011, 2012 - 2013?
Thông tin 1. Cuối năm 2010, lạm phát hai con số kéo dài 13 tháng đến tháng 10 năm 2011 khiến CPI tăng 11,75% năm 2010 và 18,13% năm 2011. Trước tình hình đó, Chính phủ và các cấp, các ngành đã triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát nên chỉ số giá tiêu dùng đã giảm xuống mức một con số (6,81% năm 2012; 6,04% năm 2013;...). Đẩy lùi lạm phát cao trong những năm qua là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đưa kinh tế vĩ mô Việt Nam đi dần vào thế ổn định.
Thông tin 2. Năm 1985, chỉ số CPI tăng đến 92%, năm 1986 lên tới 775%, nền kinh tế bước vào thời kì lạm phát dữ dội với tỉ lệ tăng 3 con số kéo dài trong 2 năm tiếp theo. Phân phối lưu thông trong tình trạng rối ren, diễn biến theo chiều hướng xấu. Giá cả tiếp tục biến động phức tạp. Đồng tiền mất giá nhanh, tâm lí người tiêu dùng không muốn giữ tiền mặt, tìm cách mua hàng dự trữ để bảo đảm, làm tăng thêm tình trạng căng thẳng về hàng hóa vốn đã thiếu so với nhu cầu.
- VIDEOYOMEDIA
-
Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 18 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Ở mỗi mức độ đó, lạm phát tác động đến kinh tế - xã hội nước ta như thế nào?
-
Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Theo em, vì sao giá thực phẩm, giá năng lượng tăng là nguyên nhân khiến lạm phát năm 2021 tăng?
Thông tin. Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân năm 2021 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Giá xăng dầu trong nước tăng 31,74% so với năm trước, giá gas tăng 25,89%.
- Giá gạo tăng 5,79% so với năm trước.
- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03% so với năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng.
-
Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Thông tin 2 - mục các loại hình lạm phát - cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát tăng cao ở nước ta giai đoạn 1985 - 1987?
-
Giải Câu hỏi 1 mục 3 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy chỉ ra hậu quả do lạm phát tăng cao gây ra trong thông tin trên.
Thông tin. Tháng 10 năm 2022, lạm phát các nước khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng mức kỉ lục 10,7%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, mùa đông năm nay hơn một nửa quốc gia trong khu vực này sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế.
-
Giải Câu hỏi 2 mục 3 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Theo em, lạm phát tăng do giá lương thực và năng lượng tăng có ảnh hưởng thế nào đến đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội?
-
Giải Câu hỏi 3 mục 3 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy kể những hậu quả khác mà lạm phát có thể gây ra đối với nền kinh tế và xã hội.
-
Giải Câu hỏi 1 mục 4 trang 20 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Nội dung khoản 2, khoản 4 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thể hiện Nhà nước thực hiện việc kiểm soát lạm phát như thế nào?
Thông tin 1. Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định một số nội dung liên quan đến lạm phát như sau:
“2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. [...]
4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ”
-
Giải Câu hỏi 2 mục 4 trang 20 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Nhà nước đã có vai trò như thế nào trong việc kiềm chế lạm phát giai đoạn 2016 - 2020?
Thông tin 2. Công tác điều hành kiểm soát lạm phát những năm gần đây đạt được kết quả quan trọng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành trong việc xây dựng và thực hiện các kịch bản điều hành giá những mặt hàng quan trọng, thiết yếu như dịch vụ y tế, xăng, dầu, điện,... phù hợp trong từng giai đoạn. Nhờ vậy, giai đoạn 2016 - 2020 là giai đoạn thành công trong việc kiểm soát lạm phát
-
Luyện tập 1 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau? Vì sao?
a. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
b. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
c. Lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
d. Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
-
Luyện tập 2 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy cho biết những biến động sau đây có thể làm cho lạm phát tăng hay không. Vì sao?
a. Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh.
b. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu nhập khẩu trong khi giá của chúng đang tăng cao.
c. Giá xăng tăng cao.
-
Luyện tập 3 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy thể hiện thái độ của mình đối với hành vi của chủ thể ở các trường hợp dưới đây trong việc chấp hành chủ trương, chính sách nhà nước về lạm phát.
a. Ngân hàng Y muốn duy trì mức lãi suất huy động vốn thấp trong khi Chính phủ đang chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
b. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Uỷ ban nhân dân huyện C phát động phong trào tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu công của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước.
c. Giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cao, thành phố H tăng cường kiểm soát giá và sử dụng hiệu quả mạng lưới phân phối của các siêu thị để bình ổn giá.
-
Vận dụng trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy viết bài chia sẻ cách chi tiêu hợp lí khi lạm phát tăng cao.