Hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 7 Bài 10 Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật môn GDKT & PL lớp 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 70 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy cho biết ý nghĩa của quy định trên.
Điều 1. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 quy định:
“Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Họ được ban cho lí trí và lương tâm và cần đối xử với nhau bằng tình anh em".
-
Giải Câu hỏi mục 1a trang 71 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
- Vì sao Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
- Việc làm của thành phố H thể hiện nội dung nào trong quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
-
Giải Câu hỏi mục 1b trang 72 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
- Em hãy cho biết quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được quy định như thế nào trong lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự.
- Em hãy cho biết việc pháp luật quy định bà A và bà B có quyền đưa ra chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình có phải là biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân không. Vì sao?
-
Giải Câu hỏi mục 1c trang 73 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
- Theo em, quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí biểu hiện như thế nào?
- Theo em, người phạm tội bình đẳng trước pháp luật có phải là biểu hiện của bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân không? Vì sao?
- VIDEOYOMEDIA
-
Giải Câu hỏi mục 2 trang 73 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào?
- Những chính sách của tỉnh H đã đem lại lợi ích gì cho sự phát triển của tỉnh này?
-
Giải Câu hỏi mục 3a trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
- Việc làm của Trường Trung học phổ thông C có vi phạm quyền bình đẳng của công dân về quyền và nghĩa vụ không? Vì sao?
- Hành vi của cảnh sát giao thông K có vi phạm quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?
-
Giải Câu hỏi mục 3b trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
- Chị T được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước có phải là biểu hiện của việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân không? Vì sao?
- Em đã làm gì để góp phần thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân?
-
Luyện tập 1 trang 75 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Quyền công dân độc lập với nghĩa vụ công dân.
b. Mọi cá nhân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
c. Trong mọi quan hệ pháp luật, Nhà nước và các chủ thể khác bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lí.
d. Quyền và nghĩa vụ của công dân được phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
e. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
g. Thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân góp phần đảm bảo công bằng dân chủ, văn minh.
-
Luyện tập 2 trang 76 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật:
a. Công ty X buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.
b. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
c. Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bất kể người đó là ai.
d. Toà án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh, không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên.
e. Công ty K đã xếp anh M được hưởng mức lương cao hơn anh N mặc dù vị trí công việc, trình độ, kinh nghiệm của cả hai giống nhau, mà không có thoả thuận lao động tập thể.
-
Luyện tập 3 trang 76 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy thực hiện các bài tập sau:
a. Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 06 - 6 - 2022, các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ khi xét tuyển Đại học sẽ được cộng hai điểm.
Quy định điểm ưu tiên trong thông tin trên có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong học tập không? Vì sao?
b. Anh T là giám đốc doanh nghiệp tư nhân có nhiều đóng góp cho địa phương X. Một lần, do trễ giờ làm, anh đã vượt đèn đỏ, lấn vạch khi tham gia giao thông. Hành vi của anh T đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản và xử phạt hành chính. Anh T đề nghị bỏ qua vì cho rằng mình có vị trí trong xã hội và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Cảnh sát giao thông không đồng ý và yêu cầu anh T phối hợp thực hiện.
- Theo em, lời đề nghị của anh T trong trường hợp trên có phù hợp không? Vì sao?
- Cảnh sát giao thông không đồng ý với đề nghị của anh T có đảm bảo quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?
c. Chị B là thư kí giám đốc của Công ty Y. Do phải thường xuyên đi công tác, chị B ít có thời gian chăm sóc gia đình. Sau khi chị kết hôn với anh T được một năm, anh T yêu cầu chị phải nghỉ việc. Anh chia sẻ, phụ nữ phải có trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Kiếm tiền là công việc của đàn ông. Chị B không đồng ý. Anh T tuyên bố, trong gia đình, người chồng là chủ, mọi việc vợ phải nghe và làm theo lời chồng.
Việc anh T yêu cầu chị B nghỉ việc có vi phạm quyền bình đẳng của công dân không? Vì sao?
-
Luyện tập 4 trang 77 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp. Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông K ở cạnh nhau, cùng xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường, gây ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, Trưởng đoàn thanh tra chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chế biến của ông K còn cơ sở của ông T vẫn hoạt động bình thường. Theo ông K, việc làm đó là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Trưởng đoàn thanh tra vẫn khẳng định mình thực hiện đúng quy định của pháp luật và yêu cầu ông hợp tác thực hiện. Ông K bức xúc vì quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đã bị xâm phạm.
Câu hỏi: Theo em, Trưởng đoàn thanh tra có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?
-
Vận dụng 1 trang 77 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện quan điểm của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.
-
Vận dụng 2 trang 77 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về một trường hợp vi phạm về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Đánh giá hành vi vi phạm đó và rút ra bài học cho bản thân.