OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Bài 14 Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử


Qua nội dung bài giảng Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 sưu tầm và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hình thành ý thức thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân để thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình trong việc góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

 Quyền bầu cử và quyền ứng cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Thông qua việc thực hiện quyền bầu cử và ứng cử, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình trong việc góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương.

1.1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

a. Quyền của công dân về bầu cử

Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có các quyền: bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; bình đẳng về bầu cử; tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử; khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân...

 

b. Quyền của công dân về ứng cử

Công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; có các quyền: bình đẳng giới về ứng cử; tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật; tố cáo về người ứng cử; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử; giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử...

 

c. Nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Công dân có các nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử: tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử; tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử; không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác...

Mọi công dân luôn được tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình

 Mọi công dân luôn được tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình

1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.

- Đối với xã hội: ảnh hưởng đến tinh tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước; gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoãn ngày bầu cử; làm sai lệch kết quả bầu cử; gây lãng phí ngân sách nhà nước,...

- Đối với cá nhân: xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân;...Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự,...

ADMICRO

Bài tập minh họa

Hãy kể những việc em cùng người thân đã làm để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.

 

Hướng dẫn giải:

Dựa vào kiến thức về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.

 

Lời giải chi tiết:

Một số việc làm của em và người thân thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử:

- Tìm hiểu kĩ thông tin về ứng viên trước khi bỏ phiếu bầu cử đại biểu HĐND hoặc đại biểu Quốc hội.

- Tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

- Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bầu cử và ứng cử.

- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử và ứng cử.

ADMICRO

Luyện tập Bài 14 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.

- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.

- Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ủng cử.

3.1. Trắc nghiệm Bài 14 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 8 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 8 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 87 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 88 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 88 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 89 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 89 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 1c trang 90 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 1c trang 90 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 91 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 92 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 mục 2 trang 92 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 92 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 92 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 93 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 4 trang 93 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 5 trang 93 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng trang 93 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 14 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF