OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá


Quan sát trên thị trường chúng ta thường bắt gặp những hiện tượng ganh đua, giành giật hay cạnh tranh  giữa những người bán với nhau; giữa những người mua với nhau; giữa xí nghiệp hoặc cửa hàng này với xí nghiệp hoặc cửa hàng kia... Những hiện tượng đó tốt hay xấu, có cần thiết hay không và được giải thích như thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài: Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1.Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

a. Khái niệm cạnh tranh

  • Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hàng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh    

  • Trong nền sản xuất hàng hóa, do tồn tại nhiều chủ sở hữu khác nhau, tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập trong quá trình sản xuất, kinh doanh nên phải cạnh tranh với nhau.
  • Do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế lại khác nhau, nên chất lượng chất lượng và chi phí sản xuất  khác nhau, kết quả sản xuất, kinh doanh giữa họ không giống nhau...
  • Để giành lấy các đk thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sx và lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tất yếu giữa họ có cạnh tranh với nhau.
  • Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập tự do kinh doanh sản xuất.
  • Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện sản xuất lợi ích khác nhau.

c. Các loại cạnh tranh

  • Cạnh tranh giữa những người bán với nhau.
  • Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.
  • Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
  • Cạnh tranh giữa các ngành.
  • Cạnh tranh trong nước với nước ngoài.

1.2. Mục đích của cạnh tranh

  • Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành lợi ích về mình nhiều hơn người khác.
  • Ví dụ: 
    •  Cạnh tranh chiếm các nguồn nguyên liệu, giành các nguồn lực sản xuất khác.
    •  Giành ưu thế về khoa học công nghệ
    •  Chiếm thị trường tiêu thụ, nơi đầu tư, đơn đặt hàng, các hợp đồng.
    •  Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hoá, phương thức thanh toán...

1.3.Tính 2 mặt của cạnh tranh

a. Mặt tích cực

  • Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng xuất lao động tăng cao
  • Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế.

b. Mặt hạn chế

  • Chạy theo lợi nhuận →làm môi trường bị suy thái.
  • Dùng những thủ đoạn phi pháp và bất lương để giành giật khách hàng.
  • Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
ADMICRO
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 4 GDCD 11

Qua bài học này các em cần nắm: Khái niệm của cạnh tranh và nguyên nhân của cạnh tranh? Mục đích của cạnh tranh, các loại cạnh tranh? Có thể các em hãy dùng  sơ đồ để phân  tích tính hai mặt của cạnh tranh? 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 11 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 42 SGK GDCD 11

Bài tập 2 trang 42 SGK GDCD 11

Bài tập 3 trang 42 SGK GDCD 11

Bài tập 4 trang 42 SGK GDCD 11

Bài tập 5 trang 42 SGK GDCD 11

Bài tập 6 trang 42 SGK GDCD 11

3. Hỏi đáp Bài 4 GDCD 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF