OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 11 Bài 2: Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường


Kinh tế thị trường là giai đọan phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Đó là một kiểu tổ chức kinh tế, trong đó toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất gắn chặt với thị trường. Việc sản xuất ra những hàng hóa gì, cần có những dịch vụ nào đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng phải thông qua thị trường. Vậy hàng hóa là gì? Tiền tệ là gì? Thị trường là gì? Chúng có vai trò gì đối với sản xuất và đời sống? Để lý giải cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Hàng hóa

a. Hàng hóa là gì?

  • Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.
  • Các dạng tồn tại:
    • Dạng vật thể (hữu hình): Ví dụ: bàn, ghế, bảng...
    • Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ): Ví dụ: dịch vụ chăm sóc da, dịch vụ tắm trắng, dịch vụ tour du lịch...

b. Hai thuộc tính của hàng hóa

  • Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
  • Giá trị của hàng hóa: Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú.
    • Ví dụ: điện thoại S5, S6…
  • Giá trị hàng hóa hao phí sức lao động và người sản xuất để làm ra một đơn vị hàng hóa.

    • Ví dụ: 1m vãi = 5kg thóc.

  • Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua giá trị trao đổi của nó.
  • Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
  • Lượng giá trị hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.

→ Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.

1.2. Tiền tệ

a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

  • Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và các hình thái giá trị.
  • Ví dụ: 1 con gà = 10kg thóc (1 con gà là hình thái tương đối; 10kg thóc là hình thái ngang giá)
  • Có 4 hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ

    • Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.

      • Khi xã hội Công xã nguyên thủy tan rã, lúc này sản phẩm được đem ra trao đổi còn ít, tỷ lệ trao đổi chưa cố định và mang tính ngẫu nhiên.

    • ​​Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
      • Khi sản xuất hàng hóa phát triển hơn nữa, số lượng hàng hóa được đem ra trao đổi nhiều hơn thì một hàng  (Ví dụ: 1 con gà = 10 kg thóc, hoặc = 5 kg chè, hoặc = 2 cái rìu, hoặc = 0,2 gam vàng...​)
    • ​​​Hình thái chung của giá trị.​
      • Đây là hình thức trao đổi gián tiếp thông qua một hàng hóa làm vật ngang giá chung.

      • Thế nhưng, ở các địa phương, các vùng khác nhau thì hàng hóa làm vật ngang giá chung cũng khác nhau, làm cho trao đổi hàng hóa giữa các địa phương gặp khó khăn đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị.

    • Hình thái tiền tệ.
      • Lúc đầu, có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, về sau được cố định lại ở kim loại quý: vàng, bạc và cuối cùng là vàng do ưu điểm vượt trội của nó.

      • Khi tiền tệ ra đời, thế giới hàng hóa được phân làm hai cực: một bên là các hàng hóa thông thường, một bên là hàng hóa (vàng) đóng vai trò tiền tệ. Đến đây, giá trị hàng hóa đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi được cố định lại.

​→ Bản chất : Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất, là sự thể hiện chung của giá trị và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

b. Các chức năng của tiền tệ

  • Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng 1 lượng tiền nhất định, được gọi là giá cả của hàng hóa.
  • Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H – T – H. Trong đó: H – T là quá trình bán, T – H là quá trình mua. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Tiền giấy ra đời, bản thân nó không có giá trị mà là sự quy ước của giá trị, là dấu hiệu của giá trị được công nhận trong phạm vi quốc gia.
  • Phương tiện cất trữ: Tiền tệ rút khỏi lưu thông được cất trữ để khi cần đem ra mua hàng. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc.
  • Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán.
  • Tiền tệ thế giới:Khi tiền có chức năng tiền tệ thế giới đó là khi trao đổi HH vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị (bằng vàng hoặc tiền tín dụng đựơc công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế). Việc trao đổi tiền của nước này với tiền của nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đoái.  Đây là giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác. Ví dụ: tỉ giá hối đoái giữa tiền Việt Nam và đô la Mỹ là 1 USD = 16.000 VNĐ.

Kết luận: Tóm lại 5 chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau.

c. Quy luật lưu thông tiền tệ:

  • Là quy luật quy định số lượng tiền tề cần thiết cho lưu thông hàng hóa mỗi thời kì nhất định.
  • M = (P.Q)/V
    • M: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
    • P: giá cả của đơn vị hàng hóa.
    • Q: khối lượng hàng hóa, dịch vụ đưa vào lưu thông.
    • V: số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
  • Kết luận: Hiểu được nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ, công dân không nên  giữ nhiều tiền mặt mà nên tích gửi tiết kiệm vào ngân hàng, góp phần làm tăng mức lưu thông tiền tệ vừa ích nước vừa lợi nhà.
  • Lưu ý: Tiền giấy chỉ là kí hiệu của giá trị, không có giá trị thực. Vì vậy, khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hóa sẽ tăng, sức mua của tiền tệ giảm, đời sống nhân dân gặp khó khăn, các công cụ quản lí kinh tế của nhà nước kém hiệu lực. Do đó, để hạn chế lạm phát thì không nên giữ nhiều tiền mặt mà nên tích cực gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, mua trái phiếu hoặc tăng cường đầu tư tiền vào sản xuất - kinh doanh.

1.3. Thị trường

a. Thị trường là gì?

  • Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
  • Thị trường xuất hiệ và phát triển của thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. (Ví dụ: mua bán rau quả, thịt cá ở nhóm chợ đồng quê)

  • Thị trường ở dạng giản đơn (hữu hình) như: thị trường tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt…

→Dù là thị trường giản đơn hay hiện đại đều luôn có sự tác động qua lại của các yếu tố cấu thành thị trường như: hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, dẫn đến quan hệ cung - cầu, xác định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi mua bán.

b. Các chức năng cơ bản của thị trường:

  • Thị trường có 3 chức năng chính:
    • Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa: Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao. 
    • Chức năng thông tin: Ở một ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn, buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao.
    • Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa đó bị hạn chế. Ngược lại, khi giá cả của một hàng hóa giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sản xuất hàng hóa đó.
  •  Đối với người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận. Đối với người mua sẽ điều chỉnh sao cho lợi nhất.
  •  Một sự tăng lên hay giảm đi của giá cả đều gây ra sự tác động trái ngược nhau đến việc sản xuất và tiêu dùng về 1 loại hàng hóa nào đó.

→ Kết luận: 

  • Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và Nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
  • Cơ chế thị trường ngoài tác dụng tích cực, vẫn có những khuyết tật, hạn chế và tác động tiêu cực. Vì thế, Nhà nước cần phải có sự điều tiết vĩ mô (bằng pháp luật, chính sách…) để phát huy tác dụng tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đảm bảo cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 2 GDCD 11

Qua bài này các em cần:

  • Nắm được khái niệm và các thuộc tính cơ bản của hàng hóa.
  • Khái niệm, các chức năng và các quy luật lưu thông của tiền tệ.
  • Khái niệm thị trường và các chức năng của thị trường. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 26 SGK GDCD 11

Bài tập 2 trang 26 SGK GDCD 11

Bài tập 3 trang 26 SGK GDCD 11

Bài tập 4 trang 26 SGK GDCD 11

Bài tập 5 trang 26 SGK GDCD 11

Bài tập 6 trang 27 SGK GDCD 11

Bài tập 7 trang 27 SGK GDCD 11

Bài tập 8 trang 27 SGK GDCD 11

Bài tập 9 trang 27 SGK GDCD 11

Bài tập 10 trang 27 SGK GDCD 11

3. Hỏi đáp Bài 2 GDCD 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF