OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có mục tiêu và cơ chế hoạt động như thế nào? Liên minh châu Âu và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có những đặc điểm giống nhau và khác nhau ra sao? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong chương trình SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN

1.1.1. Mục tiêu

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.

- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào và Mianma (năm 1997), Campuchia (năm 1999).

- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.

Biểu tượng ASEAN

Hình 1. Biểu tượng ASEAN

- Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN (có hiệu lực từ ngày 15/12/2008).

- Hiến chương ASEAN đã khẳng định lại các mục tiêu cơ bản trong Tuyên bố ASEAN (gọi là Tuyên bố Băng Cốc) vào năm 1967, đồng thời bổ sung thêm 15 mục tiêu nhằm phù hợp với tình hình mới.

- Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:

Mục tiêu chính của ASEAN

Hình 2. Mục tiêu chính của ASEAN

1.1.2. Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

- Cấp cao ASEAN:

+ Đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN.

+ Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên.

+ Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết.

- Hội đồng Điều phối ASEAN:

+ Hội đồng bao gồm các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN;

+ Hội đồng Điều phối ASEAN có nhiệm vụ: chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN; điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.

- Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN:

+ Bao gồm: Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN; Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN; Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

+ Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.

- Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: các cơ quan này thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Ngoài ra, tham gia điều hành ASEAN còn có: Tổng Thư kí ASEAN và Ban thư kí ASEAN; Uỷ ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN; Ban thư kí ASEAN quốc gia; Cơ quan Nhân quyền ASEAN; Quỹ ASEAN.

1.2. Một số hợp tác trong ASEAN

- Hợp tác về kinh tế: 

+ Các cơ chế hợp tác về phát triển kinh tế trong khối ASEAN khá đa dạng như: Thông qua các diễn đàn, các hiệp ước, hiệp định, hội nghị, chương trình, dự án, ....

+ Ngoài hợp tác với các nước trong khối, ASEAN còn thực hiện hợp tác ngoại khối như: Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng; Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản; ....

- Hợp tác về văn hóa:

+ Các cơ chế hợp tác phát triển văn hóa trong khối ASEAN cũng khá đa dạng như: Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN, ...

+ Ngoài ra, ASEAN còn thực hiện các hợp tác ngoại khối như: Hội nghị ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc ở cấp Bộ trưởng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Lễ hội văn hóa ASEAN - EU, ...

Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31

Hình 3. Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 tại Việt Nam

1.3. Thành tựu và thách thức của ASEAN

1.4. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN

1.4.1. Sự hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN

- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN.

- Đến nay, Việt Nam đã tham gia hợp tác ở tất cả các lĩnh vực của ASEAN như kinh tế, văn hóa, khai thác tài nguyên và môi trường, an ninh khu vực,...

- Hợp tác thông qua các diễn đàn như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Du lịch ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN;…

- Hợp tác thông qua các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố,... như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); ...

- Hợp tác thông qua các hội nghị như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN; ....

- Hợp tác thông qua các dự án như: Dự án hợp tác về Mạng lưới điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững;...

- Hợp tác thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games);...

1.4.2. Vai trò của Việt Nam trong ASEAN

- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện thông qua một số phương diện sau:

+ Mở rộng khối, như thúc đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN;

+ Cùng các nước ASEAN mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vực và quốc tế;

+ Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN (năm 2010 và 2020);

+ Đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị, tiêu biểu là: Hội nghị Cấp cao ASEAN (năm 1998, 2010, 2020), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (năm 2022).

+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giải quyết các vấn đề của khu vực, như: tham gia vào quá trình hình thành các liên kết kinh tế, quảng bá hình ảnh du lịch ASEAN như một điểm đến chung, thúc đẩy giáo dục về biến đổi khí hậu,...

Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (năm 2022)

Hình 4. Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (năm 2022)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: nêu quá trình hình thành và phát triển của ASEAN?

 

Hướng dẫn giải

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.

- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).

- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.

 

Bài 2: Em hãy so sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU?

 

Hướng dẫn giải

- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…

- Khác nhau:

+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.

+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).

ADMICRO

Luyện tập Bài 13 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- So sánh được với EU về mục tiêu của ASEAN; cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá; phân tích được các thành tựu và thách thức của ASEAN.

- Chứng minh được sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN.

3.1. Trắc nghiệm Bài 13 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Phần 2 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 13 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Phần 2 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 66 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 66 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 67 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 68 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 69 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 70 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 71 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 71 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 71 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 13 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 11 HỌC247

NONE
OFF