OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á


Khu vực Đông Nam Á có những đặc điểm tự nhiên như thế nào? Nền kinh tế của các nước trong khu vực ra sao? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á trong chương trình SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lãnh thổ và vị trí địa lí

a. Phạm vi lãnh thổ:

- Khu vực Đông Nam Á, gồm 11 quốc gia nằm ở phía đông nam của châu Á, có diện tích đất khoảng 4,5 triệu km2.

- Đông Nam Á được chia thành hai khu vực địa lí:

+ Đông Nam Á lục địa (gồm các quốc gia: Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam);

+ Đông Nam Á hải đảo (gồm các quốc gia: Brunây, Đông Timo, Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo).

- Ngoài phần đất liền và hải đảo, khu vực Đông Nam Á có một vùng biển rộng lớn thuộc các biển như: Biển Đông, biển Xulavêdi, biển Banđa, biển Timo, biển Giava,...

b. Vị trí địa lí:

- Hầu hết lãnh thổ Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu; nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á; là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia.

- Đông Nam Á còn là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới.

Tự nhiên khu vực Đông Nam Á

Hình 1. Tự nhiên khu vực Đông Nam Á

1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1.2.1. Địa hình và đất đai

- Địa hình đồi núi có sự khác nhau giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Địa hình đồng bằng gồm các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

- Địa hình bờ biển khá đa dạng với nhiều vùng, vịnh, cồn cát, đầm lầy, bãi biển,...

- Đất: Khu vực Đông Nam Á có hai nhóm đất chính:

+ Đất feralit phân bố ở khu vực đồi núi;

+ Đất phù sa phân bố ở khu vực đồng bằng.

1.2.2. Khí hậu

- Khí hậu Đông Nam Á phân hoá đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.

+ Phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Philíppin có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Khu vực Đông Nam Á hải đảo có đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo.

+ Ngoài ra, khí hậu còn phân hoá ở khu vực địa hình núi cao như: sự phân hoá khí hậu ở vùng núi cao phía bắc Việt Nam, Lào, Mianma.

1.2.3. Sông, hồ

- Đông Nam Á có mạng lưới sông phát triển.

+ Các hệ thống sông lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á lục địa.

+ Chế độ nước trong các sông thường theo mùa.

+ Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu từ mưa và một phần từ tuyết tan.

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều hồ nước ngọt, lớn nhất là Biển Hồ (hồ Tônglê Sáp).

1.2.4. Sinh vật

- Diện tích rừng rộng lớn, khoảng 2 triệu km2 (năm 2020), các quốc gia có diện tích rừng lớn là Inđônêxia, Mianma, Malaixia,...

- Các khu rừng có sự đa dạng sinh học cao, tiêu biểu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm.

- Khu vực Đông Nam Á còn có sự đa dạng về các hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô,...

1.2.5. Khoáng sản

- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Một số khoáng sản tiêu biểu ở Đông Nam Á như: thiếc, đồng, sắt, than, dầu mỏ, khí tự nhiên,...

1.2.6. Biển

- Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn, thông ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến, đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú,...

1.3. Dân cư và xã hội

1.3.1. Dân cư

- Quy mô dân số: Đông Nam Á là khu vực đông dân, năm 2020, số dân của khu vực là 668,4 triệu người, chiếm 8,6% số dân thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: có xu hướng giảm nhưng số dân vẫn không ngừng gia tăng.

- Cơ cấu dân số: khu vực Đông Nam Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng nhanh.

- Mật độ dân số:

+ Đông Nam Á có mật độ dân số cao so với mức trung bình của thế giới.

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực địa hình; dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, thưa thớt ở các khu vực đồi núi.

- Thành phần dân cư: Đông Nam Á là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Tỉ lệ dân thành tị không ngừng gia tăng, từ 21,4% (năm 1970) lên 49,9% (năm 2020).

+ Ở Đông Nam Á đã xuất hiện nhiều siêu đô thị như: Manila (Philíppin), Giacácta (Inđônêxia), Băng Cốc (Thái Lan), ...

1.3.2. Xã hội

- Đặc điểm:

+ Đông Nam Á có lịch sử phát triển lâu đời, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới;

+ Chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực ngày càng được cải thiện;

+ Các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, ...

- Ảnh hưởng:

- Sự đa dạng về văn hóa thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.

- Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện chính là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư.

- Sự tương đồng về lịch sử và văn hóa đã tạo thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

1.4. Kinh tế

1.4.1. Tình hình phát triển kinh tế chung

- Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp.

- Quá trình công nghiệp hoá đã làm nền kinh tế của các nước có sự phân hoá, một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.

- Hiện nay, Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực có nền kinh tế sôi động trên thế giới.

- Quy mô GDP:

+ Tổng sản phẩm trong nước (theo giá hiện hành) của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2000 - 2020.

+ Do sự khác nhau về nguồn lực và trình độ phát triển nên giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn về quy mô nền kinh tế.

- Tăng trưởng kinh tế:

- Khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thuộc vào loại cao trên thế giới, giai đoạn 2000 - 2020 tốc độ bình quân mỗi năm là 5,3%.

- Sự tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định xã hội và bảo vệ môi trường đang là vấn đề đặt ra đối với nhiều nước trong khu vực.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Cơ cấu kinh tế trong khu vực đang có sự chuyển dịch rõ rệt, từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ. 

+ Tuy nhiên, tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Á vẫn còn cao hơn so với các khu vực khác.

1.4.2. Các ngành kinh tế

a. Công nghiệp

- Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như:

+ Vị trí nằm trên đường hàng hải quốc tế;

+ Nguồn tài nguyên và nguyên liệu tại chỗ phong phú;

+ Nguồn lao động dồi dào,...

- Sự phát triển ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế; cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước; ....

- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của khu vực.

- Một số ngành công nghiệp tiêu biểu:

b. Nông nghiệp

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp như:

+ Sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu;

+ Đất đai màu mỡ;

+ Diện tích mặt nước lớn;

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm sản xuất;...

- Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á, như:

+ Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm;

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp;

+ Giải quyết việc làm và sinh kế cho người dân;

+ Đảm bảo sự cân bằng sinh thái và môi trường,…

- Một số ngành tiêu biểu

c. Dịch vụ

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành dịch vụ.

- Sự phát triển ngành dịch vụ đã: góp phần thúc đẩy phát triển và phân bố các ngành kinh tế khác; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; việc làm; ....

- Ngành dịch vụ trong khu vực có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật từng bước được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá.

- Một số ngành tiêu biểu:

+ Ngành giao thông vận tải: Khu vực Đông Nam Á phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như: đường ô tô, đường sắt, đường sông, hồ, đường biển, đường hàng không,... Một số tuyến giao thông vận tải quan trọng là: tuyến đường biển từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tuyến đường ô tô xuyên Á kết nối Việt Nam, Lào, Thái Lan,…

+ Ngành thương mại: Nội thương ở khu vực có xu hướng phát triển do quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Trong hoạt động ngoại thương: tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á không ngừng gia tăng. 

+ Ngành du lịch: Khu vực Đông Nam Á trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam, Xingapo,...

Một số di sản thế giới ở Đông Nam Á

Hình 2. Một số di sản thế giới ở Đông Nam Á

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Đông Nam Á?

 

Hướng dẫn giải

- Thuận lợi:

+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,..;

+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển.

+ Tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa, xã hội của khu vực.

- Khó khăn: Đông Nam Á cũng là khu vực chịu nhiều thiên tai (bão,…) và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới.

 

Bài 2: Đặc điểm xã hội có ảnh hưởng ra sao đến sự hợp tác phát triển kinh tế xã hội trong khu vực?

 

Hướng dẫn giải

- Sự đa dạng về văn hóa thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.

- Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện chính là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, như: chênh lệch giàu nghèo,…

- Sự tương đồng về lịch sử và văn hóa đã tạo thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

ADMICRO

Luyện tập Bài 12 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội.

- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội.

- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung, sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Phần 2 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Phần 2 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 52 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 52 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 53 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 56 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 57 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 58 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 60 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 65 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 65 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 65 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 12 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 11 HỌC247

NONE
OFF