Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học dưới đây Bài 8: Phương pháp gia công cắt gọt trong chương trình Công nghệ 11 Cánh diều do HOC 247 tổng hợp để biết thêm về vị trí của quá trình cắt gọt trong quy trình chế tạo cơ khí. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phương pháp tiện
1.1.1. Khái quát chung
- Tiện là phương pháp gia công cắt gọt bằng cách phối hợp chuyển động quay tròn của phôi với chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt (hình 8.1).
- Phương pháp này có thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính xác cao.
- Tuy nhiên, có hạn chế như quá trình mòn dụng cụ cắt diễn ra nhanh, tiết kiệm vật liệu thấp và khả năng tạo hình bị hạn chế.
- Thiết bị và dụng cụ thường sử dụng là máy tiện (hình 8.1) và dao tiện (hình 8.2).
Hình 8.1. Máy tiện vạn năng
1 U trước; 2 Tủ diện; 3. Mầm cặp; 4. Đài gá dao; 5. U động; 6. Thân máy; 7 Bệ máy; 8. Bản xe dao; 9. Hộp bước tiến dao
Hình 8.2. Một số dao tiện thông dụng
1.1.2. Một số khả năng tạo hình của phương pháp tiện
- Phương pháp tiện gia công các bề mặt định hình tròn xoay: mặt đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay,... (hình 8.3).
Hình 8.3. Một số khả năng tạo hình bằng phương pháp tiện
1.2. Phương pháp phay
1.2.1. Khái quát chung
- Phương pháp phay là một trong hai phương pháp gia công cơ khí được sử dụng phổ biến nhất trong gia công cắt gọt.
- Để thực hiện quá trình bóc tách vật liệu trên phôi, phương pháp phay sử dụng sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn của dao phay với chuyển động tịnh tiến của phôi.
- Dụng cụ cắt (dao phay) có nhiều lưỡi cắt tròn và phôi được gá chặt trên bàn máy và dịch chuyển tịnh tiến theo bàn máy.
- Phương pháp phay còn tồn tại một số hạn chế như tạo rung động mạnh và khó gia công chi tiết mỏng.
- Thiết bị và dụng cụ thường sử dụng là máy phay và dao phay.
Hình 8.4. Máy phay đứng
1. U đầu máy; 2. Bảng điện điều khiển; 3. Bản máy; 4. Tay quay bản máy ngang;
5. Trục chính; 6. Thân máy; 7. Tuy quay bản máy dọc; 8. Để máy.
Hình 8.5. Một số dao phay thông dụng
1.2.2. Một số khả năng tạo hình của phương pháp phay
- Nhờ vào sự đa dạng của dụng cụ gia công và chuyển động tạo hình mà phương pháp phay có thể gia công được nhiều hình dạng bề mặt như: mặt phẳng, mặt định hình, mặt ren,... (hình 8.6).
Hình 8.6. Một số khả năng tạo hình bằng phương pháp phay
1.3. Phương pháp khoan
1.3.1. Khái quát chung
- Khoan là phương pháp gia công lỗ trên sản phẩm với chất lượng bề mặt gia công thấp.
- Phương pháp khoan thường được sử dụng để gia công các sản phẩm không yêu cầu độ chính xác cao hoặc để gia công phá.
- Ưu điểm của phương pháp khoan là năng suất cao và có thể gia công được lỗ trên phôi đặc.
- Phương pháp khoan có thể thực hiện trên nhiều máy công cụ và sử dụng các mũi khoan.
- Quá trình gia công thường sử dụng chuyển động quay tròn và chuyển động tịnh tiến của mũi khoan.
Hình 8.7. Máy khoan
1. Động cơ; 2. U đầu máy; 3. Cần khoan; 4 Trục chính; 5 Bàn gá chi tiết; 6. Bệ máy; 7. Cơ cấu quay; 8. Trụ đứng.
Hình 8.8. Một số mũi khoan thông dụng
1.3.2. Một số khả năng tạo hình của phương pháp khoan
- Khoan thường được sừ dụng để gia công lỗ thông suốt hoặc không thông suốt trên sản phẩm (hình 8.9).
Hình 8.6. Một số khả năng tạo hình bằng phương pháp khoan
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Ưu điểm của phương pháp khoan là?
A. Thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và cần độ chính xác không cao
B. Tuổi thọ dụng cụ cao hơn, khả năng tạo hình lớn
C. Năng suất cao, gia công được trên phôi đặc
D. Gia công được các sản phẩm mỏng và nhiệt độ thấp
Hướng dẫn giải
Ưu điểm của phương pháp khoan là: Năng suất cao, gia công được trên phôi đặc
Đáp án C
Ví dụ 2: Hạn chế của phương pháp phay là?
A. Năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng.
B. Quá trình mòn dụng cụ diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình hạn chế.
C. Chỉ dùng gia công với những sản phẩm có yêu cầu không cao hoặc gia công phá.
D. Độ chính xác không cao, năng suất thấp.
Hướng dẫn giải
Hạn chế của phương pháp phay là: Năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng.
Đáp án A
Luyện tập Bài 8 Công nghệ 11 Cánh diều
Học xong bài này các em có thể:
- Tóm tắt được những nội dung cơ bản của một số phương pháp gia công cắt gọt.
- Gia công được một chi tiết cơ khí đơn giản bằng phương pháp gia công cắt gọt.
2.1. Trắc nghiệm Bài 8 Công nghệ 11 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Cánh diều Chủ đề 3 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 8 Công nghệ 11 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh diều Chủ đề 3 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 35 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 1 trang 35 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 2 trang 35 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 3 trang 35 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 1 trang 36 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 2 trang 36 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 1 trang 37 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 2 trang 37 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 1 trang 38 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 2 trang 38 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 3 trang 38 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 1 trang 39 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 2 trang 39 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 3 trang 39 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 1 trang 40 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 2 trang 40 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Luyện tập 1 trang 40 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Luyện tập 2 trang 40 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Vận dụng trang 40 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài 8 Công nghệ 11 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!