OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 8: Một số phương pháp gia công cơ khí


Các em hãy cùng HOC247 đến với nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 8: Một số phương pháp gia công cơ khí môn Công nghệ 11 Kết nối tri thức để tìm hiểu về các phương pháp gia công cơ bản như gia công cơ khí, gia công hàn, gia công khoan, gia công tiện, gia công phay.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Gia công cơ khí

- Đúc là quá trình rót vật liệu lỏng vào khuôn để tạo hình dạng và kích thước của vật đúc.

- Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn mẫu chảy, đúc áp lực, đúc li tâm, đúc liên tục.

Hình 1. Sơ đồ đúc gang trong khuôn cát

 

- Gia công đúc có thể đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, có hình dạng và kết cấu phức tạp, và có thể đúc nhiều kim loại khác nhau trong một vật đúc.

- Tuy nhiên, sản phẩm đúc có độ chính xác không cao và thường dùng để chế tạo phôi cho các phương pháp gia công khác.

1.2. Gia công hàn

- Hàn là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy và tạo thành mối hàn khi vật liệu kết tinh.

Hình 2. Một số phưong pháp hàn thông dụng

 

- Hàn hồ quang và hàn hơi là hai phương pháp hàn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

- Hàn hồ quang dùng tia lửa hồ quang để nóng chảy kim loại tại vị trí hàn và que hàn để tạo mối hàn, trong khi đó hàn hơi dùng nhiệt phản ứng cháy của khí đốt và oxygen để nóng chảy kim loại và tạo mối hàn.

- Có 5 kiểu tạo mối hàn (liên kết hàn) phổ biến: liên kết chồng, giáp mối, chữ T, góc và gấp mép.

Hình 3. Các kiểu liên kết hàn

1.3. Gia công khoan

Hình 4. Máy khoan đứng

 

- Khoan là phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, sử dụng mũi khoan ruột gà.

- Mũi khoan tham gia cùng một lúc hai chuyển động quay và tịnh tiến để tạo lỗ trơn hoặc bậc.

- Chế độ cắt khi khoan bao gồm vận tốc cắt Vc (m/phút) và lượng chạy dao S (mm/vg).

Hình 5. Thông số chế độ khi cắt khoan

 

1.4. Gia công tiện

- Tiện là một quá trình gia công cắt gọt được thực hiện bằng cách kết hợp chuyển động quay của phôi với chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt.

Hình 6. Máy tiện vạn năng

 

- Các thông số cắt khi tiện bao gồm vận tốc cắt Vc (m/phút), lượng chạy dao ngang Sng (mm/vòng), lượng chạy dao dọc Sd (mm/vòng) và lượng chạy dao ngang chéo Sch (mm/vòng).

- Sự kết hợp đồng thời hai chuyển động tiến dao dọc và tiến dao ngang tạo ra chuyển động tiến dao chéo:

\({S_{ch}} = \sqrt {S_{ng}^2 + S_d^2} \)

- Các chuyển động khi tiện: 

Hình 7. Các chuyển động khi tiện

1.5. Gia công phay

Hình 8. Máy phay đứng vạn năng

 

- Phay là phương pháp gia công cắt gọt bao gồm hai chuyển động: chuyển động quay tròn của dao và chuyển động tịnh tiến của phôi.

- Gia công phay được thực hiện trên máy phay, bao gồm máy phay vạn năng hoặc máy phay CNC.

- Chế độ cắt gọt khi phay bao gồm: Tốc độ cắt V (m/phút); chiều sâu cắt t (mm) và lượng chạy dao S (m/phút).

Hình 9. Các chuyển động khi phay bằng dao phay đĩa

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Gia công hàn là gì?

 

Hướng dẫn giải

Hàn là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy và tạo thành mối hàn khi vật liệu kết tinh.

 

Bài 2. Gia công tiện là gì?

 

Hướng dẫn giải

- Tiện là một quá trình gia công cắt gọt được thực hiện bằng cách kết hợp chuyển động quay của phôi với chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt.

- Tiện được thực hiện trên máy tiện (máy tiện vạn năng hoặc máy tiện CNC,...).

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em có thể:

- Tóm tắt được những nội dung cơ bản của một số phương pháp gia công cơ khí.

- Trình bày được những quy trình cơ bản của một số phương pháp gia công cơ khí.

2.1. Trắc nghiệm Bài 8 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Là phương pháp rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn.
    • B. Là phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, ...
    • C. Là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
    • D. Là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của dao và tịnh tiến của phôi.
    • A. Đúc trong khuôn cát
    • B. Đúc trong khuôn kim loại
    • C. Đúc áp lực
    • D. Đúc li tâm
    • A. Có hình dạng giống khuôn
    • B. Có kích thước giống khuôn
    • C. Có hình dạng và kích thước giống khuôn
    • D. Có hình dạng và kích thước của lòng khuôn

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 8 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 40 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 40 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 41 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 42 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 42 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 43 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 44 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 44 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 8 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF