Tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 7: Khái quát về gia công cơ khí môn Công nghệ 11 Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và rút gọn một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Các em hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Gia công cơ khí
Gia công cơ khí là quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí sử dụng các máy móc, công cụ và công nghệ. |
- Quá trình này áp dụng các nguyên lí vật lí để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu.
- Có nhiều phương pháp gia công cơ khí khác nhau như đúc, hàn, rèn, khoan, tiện, phay, cắt laser.
- Phương pháp sử dụng tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm và có thể kết hợp nhiều phương pháp gia công khác nhau.
Hình 1. Một số phương pháp gia công cơ khí
1.2. Phân loại gia công cơ khí
- Phân loại gia công cơ khí bao gồm hai loại chính:
+ Phân loại theo công nghệ gia công (có hai loại là gia công cơ khí không phoi và có phoi).
+ Phân loại theo lịch sử phát triển của công nghệ gia công (bao gồm gia công cơ khí truyền thống và hiện đại).
a. Gia công cơ khí không phoi
Gia công cơ khí không phoi không làm thay đổi khối lượng vật liệu ban đầu. |
- Các phương pháp gia công bao gồm đúc, rèn, dập nóng, dập nguội, cần, kéo, ép, hàn,...
- Các sản phẩm của phương pháp này thường là phôi, với kích thước thô và độ nhẵn bề mặt thấp.
+ Tuy nhiên, cũng có phương pháp gia công không phoi cho sản phẩm có độ chính xác và độ nhẵn bề mặt cao như đúc áp lực, đúc chính xác theo mẫu nóng chảy, rèn khuôn chính xác,...
Hình 2. Một số phương pháp gia công cơ khí không phoi
b. Gia công cơ khí có phoi
Gia công cơ khí có phoi thường tạo ra lượng vật liệu thừa và sử dụng các phương pháp như tiện, phay, bào, xọc, khoan, doa, mài,... |
- Sản phẩm của gia công cơ khí có phoi là các chi tiết cơ khí được chế tạo theo bản thiết kế bằng cách loại bỏ lớp kim loại không cần thiết cho đến khi đạt được hình dạng, kích thước và độ nhẵn bề mặt cần thiết.
+ Quá trình này được tiến hành trên máy cắt kim loại hoặc bằng các công cụ cầm tay.
Hình 3. Một số phương pháp gia công cơ khí có phoi
c. Gia công cơ khí khác
Hiện nay có nhiều phương pháp gia công cơ khí mới như: gia công bằng tia lửa điện, gia công bằng tia nước, gia công bằng siêu âm, gia công bằng tia laser,... |
- Các phương pháp gia công này có những khả năng đặc biệt, tuy nhiên phạm vi áp dụng chỉ ở một số công việc nhất định.
- Sản phẩm của phương pháp gia công này có thể là các chi tiết cơ khí trung gian hoặc là thành phẩm.
Hình 4. Một số phương pháp gia công cơ khí khác
Bài tập minh họa
Bài 1. Gia công cơ khí là gì?
Hướng dẫn giải
- Gia công cơ khí là quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí sử dụng các máy móc, công cụ và công nghệ.
- Quá trình này áp dụng các nguyên lí vật lí để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu.
Bài 2. Gia công cơ khí gồm mấy loại chính? Đó là những loại nào?
Hướng dẫn giải
- Phân loại gia công cơ khí bao gồm hai loại chính:
+ Phân loại theo công nghệ gia công (có hai loại là gia công cơ khí không phoi và có phoi).
+ Phân loại theo lịch sử phát triển của công nghệ gia công (bao gồm gia công cơ khí truyền thống và hiện đại).
Luyện tập Bài 7 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em có thể:
- Trình bày được khái niệm gia công cơ khí.
- Phân loại được các phương pháp gia công cơ khí.
- Trình bày được những đặc điểm của các phương pháp gia công cơ khí.
2.1. Trắc nghiệm Bài 7 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Công nghệ
- B. Sản xuất
- C. Gia công
- D. Lắp ráp
-
Câu 2:
Chất lượng của sản phẩm được tạo ra bởi gia công cơ khí sẽ được đánh giá thông qua yếu tố nào?
- A. Độ chính xác về kích thước
- B. Độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt
- C. Độ chính xác về hình dạng và chất lượng bề mặt gia công
- D. Cả 3 đáp án trên
-
- A. Là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
- B. Là phương pháp gia công cơ khí mà vật liệu đầu vào sau khi trải qua quá trình gia công không bị loại ra khỏi sản phẩm.
- C. Là phương pháp gia công cơ khí mà sản phẩm được hình thành nhờ sự bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi trong quá trình gia công.
- D. Là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng sau đó rót vào khuôn.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 7 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 36 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 36 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 37 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực trang 37 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 38 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực trang 38 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 39 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực trang 39 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 39 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 7 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!