OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 11 Cánh diều Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong


Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học dưới đây Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong trong chương trình Công nghệ 11 Cánh diều do HOC 247 tổng hợp giúp các em mô tả được cấu tạo của thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thân máy và nắp máy

1.1.1. Nhiệm vụ

- Thân máy và nắp máy (hình 19.1) là chi tiết cố định chứa hầu hết các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

Hình 19.1. Mô hình thân máy và nắp máy động cơ 4 xilanh

- Nắp máy và xilanh, pit tông tạo thành buồng đốt.

1.1.2. Cấu tạo

a) Thân máy

- Thân máy phụ thuộc vào số xilanh, cách làm mát và bố trí cơ cấu và hệ thống.

- Thân máy chia thành thân xilanh và hộp trục khuỷu.

- Thân xilanh có cấu tạo khác nhau ở thân xilanh và thường được làm rời để tiết kiệm kim loại và tăng tính chống mòn.

Hình 19.2. Thân xilanh động cơ làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí

1. Thân xilanh, 2. Áo nước (hoặc cảnh tản nhiệt), 3. Xilanh.

b) Nắp máy

- Nắp máy phụ thuộc vào hình dạng buồng cháy, đường nạp và đường thải, cũng như bố trí các cụm chi tiết như bugi, xu pát, v.v...

- Hình 19.3 mô tả cấu tạo của nắp máy động cơ làm mát bằng nước.

Hình 19.3. Sở để cấu tạo nắp máy

1. Đường nạp. 2. Lỗ lắp xu páp nạp, 3. Áo nước, 4. Lỗ lắp với phun hoặc bugi, 5. Buồng chảy, 6. Lỗ lắp xu páp thải, 7. Đường thải

1.2. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có các chi tiết chính là pít tông, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà.

1.2.1. Nhiệm vụ

- Pit tông, xilanh và nap máy tạo thành buồng cháy. Pit tông sinh và nhận lực từ thanh truyền để thực hiện nạp, nén và thải.

- Thanh truyền liên kết pit tông và trục khuỷu.

- Trục khuỷu nhận lực từ pit tông tạo mômen quay và từ bánh đà dẫn dộng thanh truyền để thực hiện quá trình nạp, nén và thải.

1.2.2. Cấu tạo

a) Pít tông

- Pít tông được chia làm ba phần: đỉnh, đầu và thân (hình 19.4).

Hình 19.4. Cụm pit tông

1. Pit tổng 2. Xecming khi, 3. Xe măng dầu, 4. Chốt pit tông, 5. Vòng hãm.

+ Đỉnh pít tông và xilanh, nắp máy tạo thành buồng cháy.

+ Đầu pít tông có rãnh để lắp xecmăng khí hoặc xecmăng dầu, bao kín.

+ Thân pít tông có lỗ lắp chốt và dẫn hướng cho pít tông di chuyển trong xilanh.

- Hai đầu chốt pít tông được lắp các vòng hãm đê chống di chuyên dọc trục cúa chốt pít tông.

b) Thanh truyền

- Thanh truyền được chia làm ba phần: đầu nhỏ, thân và đầu to (hình 19.5).

Hình 19.5. Cụm thanh truyền

1. Đầu nhỏ, 2 Thần 3. Đầu to 4. Bạc lót đầu to, 5 Nắp đầu to, 6. Đại ốc. 7 Bulông, 8 Bạc lót đầu nhỏ

+ Đầu nhỏ thanh truyền liên kết với chốt pít tông và có lỗ hứng dầu bôi trơn.

+ Đầu to thanh truyền được lắp với trục khuỷu bằng bulông và đai ốc.

+ Thân thanh truyền có dạng chữ I, kích thước tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to và liên kết dầu to với đầu nhỏ.

- Đầu nhỏ và đầu to có bạc lót làm bằng vật liệu chịu mài mòn.

c) Trục khuỷu

- Cấu tạo của trục khuỷu phụ thuộc vào sổ xilanh và sô kì của động cơ.

- Hình 19.6 mô tả trục khuỷu động cơ 4 xilanh, 4 kì.

Hình 19.6. Trục khuỷu động cơ 4 bánh

- Trục khuỷu thường được lắp với hệ thống dẫn động cơ câu phân phối khí, bơm nước,...

- Cổ khuỷu được lắp với ố trục trên thân máy, có chốt khuỷu lắp với dầu to thanh truyền và lỗ dẫn dầu bôi trơn.

- Má khuỷu liên kết chốt khuỷu và cô khuỷu. Đuôi má khuỷu có đối trọng để cân bằng trục khuỷu.

- Đuôi trục khuỷu được lắp với bánh đà và bộ phận truyền lực đến máy công tác.

d) Bánh đà

- Bánh đà có nhiều loại, trong đó bánh đà dạng đĩa (hình 19.7) thường dùng trên ô tô.

Hình 19.7. Bánh đà

1. Mặt đĩ ma sát; 2. Mặt bích; 3. Vành răng

- Bộ phận chính của bánh đà gồm: mặt đĩa ma sát, mật bích đề lắp bánh đà với đuôi trục khuỷu và vòng răng ăn khớp với bánh răng của máy khởi động để khởi động động cơ.

1.3. Cơ cấu phân phối khí

1.3.1. Nhiệm vụ

- Cơ cấu phân phối khí đóng mở cửa nạp và cửa thải để thực hiện quá trình nạp và thải (trao đổi khí).

1.3.2. Phân loại

- Cơ cấu phân phối khí chia thành 3 loại:

+ Dùng cam-xu páp trên động cơ 4 kỳ, 

+ Dùng pít tông đóng mở cửa nạp và xả trên động cơ 2 kỳ

+ Dùng hỗn hợp pít tông đóng mở cửa nạp và cam-xu páp xả trên động cơ 2 kỳ.

1.3.3. Cấu tạo

- Cơ cấu phân phối khí cam- xu páp (hình 19.8) phổ biến và gồm các bộ phận chính như trục cam với các vấu cam, xu páp, lò xo xu páp... 

Hình 19.8. Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phối khí cam - xu páp động cơ 4 kì

- Trục cam được dẫn động từ trục khuỷu động cơ thông qua bộ truyền xích hoặc bộ truyền đai răng.

1.3.4. Nguyên lí làm việc

- Khi động cơ hoạt động, trục khuỵu quay dẫn động trục cam (3, 5) qua bộ truyền động đai (6).

- Các vấu cam (4) tác động lên đuôi xu páp (1) thắng, mở hay đóng thông đường ống nạp hoặc thải xilanh.

- Lực ép của lò xo xu páp (2) giúp thực hiện quá trình mở hay đóng.

- Sau khi vấu cam tác động lên đuôi xu páp, dưới tác dụng của lò xo, các xu páp lại trớ về trạng thái đóng.

Hình 19.9. Sơ đồ nguyên lí cơ cấu phân phối khi cam - xu páp

1, 6 Xupáp; 2,5. Lò xo xu páp; 3, 4. Vẫu cam

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Xilanh của động cơ được lắp ở?

A. Thân máy

B. Thân xilanh

C. Cacte

D. Nắp máy

 

Hướng dẫn giải

Xilanh của động cơ được lắp ở: Thân xilanh

Đáp án B

 

Ví dụ 2: Các bộ phận chính của bánh đà và chức năng của nó là?

A. Mặt đĩa ma sát để lắp đia ma sát với bộ li hợp

B. Mặt bích để lắp bánh đà với đuôi trục khuỷu

C. Vành răng ăn khớp với bánh răng của máy động để thực hiện khởi động động cơ

D. Cả 3 đáp án trên

 

Hướng dẫn giải

Các bộ phận chính của bánh đà và chức năng của nó là:

- Mặt đĩa ma sát để lắp đia ma sát với bộ li hợp

- Mặt bích để lắp bánh đà với đuôi trục khuỷu

- Vành răng ăn khớp với bánh răng của máy động để thực hiện khởi động động cơ

Đáp án D

ADMICRO

Luyện tập Bài 19 Công nghệ 11 Cánh diều

Học xong bài này các em có thể:

- Mô tả được cấu tạo chung của thân máy, nắp máy.

- Mô tả được cấu tạo chung của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

- Mô tả được cấu tạo chung của cơ cấu phối khí.

2.1. Trắc nghiệm Bài 19 Công nghệ 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Cánh diều Chủ đề 6 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 19 Công nghệ 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh diều Chủ đề 6 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 85 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 85 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 86 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 86 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 87 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 87 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 3 trang 87 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 88 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 88 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 89 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 89 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 3 trang 89 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 89 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 89 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 89 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 19 Công nghệ 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF