-
Câu hỏi:
Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp như thế nào?
-
A.
Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
-
B.
Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
-
C.
Chất nền stroma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
-
D.
Cả ba phương án trên đều đúng
Lời giải tham khảo:
Đáp án đúng: D
- Hình dạng: Lục lạp có hình bầu dục có thể xoay bề mặt để tiếp xúc với ánh sáng. Khi ánh sáng mặt trời quá mạnh, lục lạp có khả năng xoay bề mặt tiếp xúc nhỏ nhất của mình về phía ánh sáng.
- Kích thước chiều ngang 2-4μm, chiều dài 4-7μm.
- Cấu tạo: Lục lạp có cấu tạo màng kép, bên trong là khối cơ chất không màu gọi là chất nền stroma, có hệ thống các túi dẹt (có bản chất là màng tilacoit) xếp chồng lên nhau tạo thành các grana nằm rải rác
+ Hệ thống màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
+ Chất nền (stroma) của lục diệp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp.
Đáp án D
Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải -
A.
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
CÂU HỎI KHÁC
- Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng?
- Nêu trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin?
- Nước ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào
- Diễn biến nào đã cho sau đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
- Thế nào là điểm bão hòa ánh sáng?
- Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp so với ánh sáng đơn sắc màu xanh tím như thế nào?
- Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp như thế nào?
- Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp như thế nào?
- Trong quang hợp, NADPH có vai trò gì?
- Pha sáng của quang hợp diễn ra như thế nào?