OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Khi nghĩ về Chí Phèo (trong truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao), thị Nở thành thật: Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương.

    Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. (5 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 
    • Mở bài giới thiệu vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
      • Vài nét về tác giả, tác phâm và vân đề cân nghị luận:
      • Giải thích: 
        • Cái thằng liều lĩnh: cách nói chân thực, khẩu ngữ của người nhà quê (thằng, nó - không có ý khinh bỉ, xem thường), muốn nói đến bản tính du côn, lưu manh của Chí Phèo, nói tới những tội lỗi hắn gây ra ở làng Vũ Đại. 
        • Đáng thương: nên thương xót, thị Nở bày tỏ sự bênh vực và cảm thông với bất hạnh của Chí.
        • → Câu nói của thị Nở ngầm thừa nhận Chí là con người lương thiện, hiền lành. Hai nét tính cách lưu manh và lương thiện làm nên bi kịch thân phận người nông dân Chí Phèo. Bi kịch Chí Phèo thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao.
      • Bày tỏ suy nghĩ:
        • Chí Phèo xuất thân là một người nông dân hiền lành lương thiện, có tuổi thơ bơ vơ, khó nhọc… Tuổi thanh niên làm thuê cho nhà Bá Kiến tuy vất vả nhưng chăm chỉ, hiền lành và nhiều khát khao, mơ ước. Là người có nhân cách, trọng danh dự, có ước mơ giản dị như bao người dân quê khác.
        • Ở tù ra, Chí đáng thương vì bị tha hóa, lưu manh hóa, bị hủy hoại cả nhân hình, nhân tính, bị biến thành một con người khác: cướp giật, rạch mặt, ăn vạ... Trở thành tay sai, công cụ đắc lực trong tay Bá Kiến. Chí bị trượt dốc khỏi con đường lương thiện, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị cả làng xa lánh, coi khinh.
        • Từ khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời: Chí đáng thương bởi từ thức tỉnh, hi vọng, ước mơ Chí thất vọng, đau đớn rồi phẫn uất, tuyệt vọng đến tột cùng. Anh rơi vào bi kịch, đỉnh điểm của bi kịch là hành động giết Bá Kiến còn mình tự sát. (kết thúc cuộc đời đáng thương)
      • Đánh giá chung:
        • Ý kiến thể hiện sự cảm thông, chia sẻ của thị Nở với nhân vật Chí Phèo, thể hiện tiếng nói nhân đạo mới mẻ của nhà văn Nam Cao: phát hiện và khẳng định nhân phẩm, bản chất lương thiện của con người ngay cả khi họ mất đi cả nhân hình và nhân tính; khẳng định sức mạnh của tình yêu thương, dùng tình người để làm sống lại tình người... 
        • Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả nội tâm nhân vật; sử dụng ngôn ngữ và cách trần thuật tự nhiên, kết cấu vòng tròn tạo nên thành công cho tác phẩm.
    • Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận, hành văn trong sáng.
    • Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF