Bài tập 4 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao
Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 4 mm, thị kính với tiêu cự f2 = 20 mm và độ dài quang học δ = 156 mm. Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng Đ = 250 mm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Hãy xác định:
a) Khoảng cách từ vật đến vật kính trong trường hợp ngắm chừng này.
b) Số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
c) Góc trông ảnh, biết AB = 2 μm.
Hướng dẫn giải chi tiết
Ta có:
f1 = 4mm = 0,4 cm, f2 = 20mm = 2cm, δ = 15,6 cm,
O1O2 = f1 + δ + f2 = 18cm
a) Mắt bình thường có Đ = 25 cm. Đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính \( \Rightarrow l = 2cm\)
Sơ đồ tạo ảnh
-
Ngắm chừng ở cực cận:
\(\begin{array}{l} \circ \,d_2^\prime = - (D - l) = - (25 - 2) = - 23cm\\ \Rightarrow {d_2} = \frac{{{d_2}^\prime {f_2}}}{{{d_2}^\prime - {f_2}}} = \frac{{ - 23.2}}{{ - 23 - 2}} = 1,84cm\\ \circ \,d_1^\prime = {O_1}{O_2} - {d_2}\\ = \left( {{f_1} + {f_2} + \delta } \right) - {d_2}\\ = \left( {0,4 + 2 + 15,6} \right) - 1,84 = 16,16cm\\ \Rightarrow {d_1} = \frac{{{d_1}^\prime {f_1}}}{{{d_1}^\prime - {f_1}}} = \frac{{16,16.0,4}}{{16,16 - 0,4}} = 0,41015cm \end{array}\)
Vậy khoảng cách từ vật đến vật kính là 0,41015 cm.
-
Ngắm chừng ở cực viễn (vô cực):
\(\begin{array}{l} {d_2}^\prime = - \left( {O{C_V} - l} \right) = - \infty \\ \Rightarrow {d_2} = {f_2} = 2cm\\ {d_1}^\prime = {O_1}{O_2} - {d_2} = 18 - 2 = 16cm\\ \Rightarrow {d_1} = \frac{{{d_1}^\prime .{f_1}}}{{{d_1}^\prime - {f_1}}} = 0,41026 \end{array}\)
Vậy khoảng cách từ vật dên vật kính trong trường hợp này là:
\(0,41015cm \le d \le 0,41026cm.\)
b) Số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực:
\({G_\infty } = \frac{{\delta D}}{{{f_1}{f_2}}} = \frac{{15,6.25}}{{0,4.2}} = 487,5\)
c) Cho \(AB = 2\mu m = {2.10^{ - 6}}\left( m \right)\)
Ta có : \({G_\infty } = \frac{{\tan \alpha }}{{\tan {\alpha _0}}} = \frac{\alpha }{{{\alpha _0}}} \Rightarrow \alpha = {G_\infty }.{\alpha _0}\)
Với \({\alpha _0} = \frac{{AB}}{D} = \frac{{{{2.10}^{ - 6}}}}{{25}} = {8.10^{ - 6}}\left( {rad} \right)\)
Vậy, Góc trông ảnh \(\alpha = {G_\infty }.{\alpha _0} = 487,5 \times {8.10^{ - 6}} = 3,{9.10^{ - 3}}\left( {rad} \right)\)
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 2 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 33.1 trang 91 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.2 trang 91 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.3 trang 91 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.4 trang 91 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.5 trang 92 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.6 trang 92 SBT Vật lý 11
-
Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 3 mm, thị kính với tiêu cự f2 = 25 mm và độ dài quanh học d = 16 cm. Người ta đặt một tấm phim ảnh vuông góc với quang trục của hệ, cách thị kính 20 cm.
bởi Kim Xuyen 17/02/2022
a. Cần đặt vật AB ở vị trí nào trước vật kính để ảnh cuối cùng của nó ghi được rõ nét trên phim.
b. Tính số phóng đại khi đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một kính hiển vi, vật kính có tiêu cự \({f_1} = 0,6cm\), thị kính có tiêu cự \({f_2} = 3,4cm\). Hai kính đặt cách nhau 16 cm.
bởi Thùy Trang 05/01/2022
a) Mắt một học sinh không bị tật, có khoảng thấy cực cận là 25 cm. Học sinh này dùng kính hiển vi để quan sát một vết bẩn nằm ở mặt trên một tấm kính trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Tính khoảng cách giữa vết bẩn và vật kính. Tính số bội giác của kính trong trường hợp này.
b) Học sinh khác mắt cũng không bị tật trước khi quan sát đã lật ngược tấm kính làm cho vết bẩn nằm ở mặt dưới tấm kính. Hỏi nếu học sinh sau cũng ngắm chừng ở vô cực thì phải dịch chuyển kính theo chiều nào và dịch chuyển một khoảng bằng bao nhiêu ? Cho biết tấm kính có độ dày \(d = 1,5mm\) và chiết suất \(n = 1,5\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự \({f_1} = 2,4cm\), thị kính với tiêu cự \({f_2} = 4cm\) và khoảng cách giữa hai kính bằng 16 cm. Một vật AB đặt trước vật kính.
bởi Ho Ngoc Ha 05/01/2022
Mắt một học sinh, không bị tật, có khoảng cực cận là 24 cm. Mắt quan sát ảnh của vật AB ở trạng thái không điều tiết. Tính khoảng cách từ vật AB đến vật kính và số bội giác.
Theo dõi (0) 1 Trả lời