OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 25.8 trang 65 SBT Vật lý 11

Bài tập 25.8 trang 65 SBT Vật lý 11

Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω. Dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 và điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Xác định :

a) Số vòng dây đồng và độ tự cảm của ống dây đồng.

b) Từ thông qua mỗi vòng dây đồng và năng lượng từ trường trong ống dây khi có dòng điện cường độ 2,5 A chạy trong ống dây đồng. 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Đường kính d của dây đồng có tiết diện S0 = 1,0 mm2 :

\(\begin{array}{l} {S_0} = \frac{{\pi {d^2}}}{4}\\ \Rightarrow d = \sqrt {\frac{{4{S_0}}}{\pi }} = \sqrt {\frac{{4.1,{{0.10}^{ - 6}}}}{{3,14}}} \approx 1,13mm \end{array}\)

Suy ra số vòng dây đồng quấn trên ống dây có độ dài l = 25 cm : 

\(N = \frac{\ell }{d} = \frac{{{{25.10}^{ - 2}}}}{{1,{{13.10}^{ - 3}}}} \approx 221\) vòng dây

Áp dụng công thức điện trở của dây dẫn :  \(R = \rho \frac{{{\ell _0}}}{{{S_0}}}\)

Ta tính được độ dài tổng cộng l0 của N vòng dây đồng quấn trên ống dây :

\({\ell _0} = R\frac{{{S_0}}}{\rho } = 0,20.\frac{{1,{{0.10}^{ - 6}}}}{{1,{{7.10}^{ - 8}}}} = 11,76m\)

Từ đó suy ra :

- Chu vi C của mỗi vòng dây:  

\(C = \frac{{{\ell _0}}}{N} = \frac{{11,76}}{{221}} \approx 0,053m \approx 53mm\)

- Đường kính D của ống dây:

\(C = \pi d \Rightarrow d = \frac{C}{\pi } = \frac{{53}}{{3,14}} \approx 17mm\)

- Diện tích tiết diện s của ống dây :

\(S = \frac{{\pi {d^2}}}{4} = \frac{{3,14.{{(17)}^2}}}{4} \approx 227m{m^2}\)

- Độ tự cảm của ống dây đồng được tính theo công thức :

\(\begin{array}{l} L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{\ell }S\\ \Rightarrow L = 4.3,{14.10^{ - 7}}.\frac{{{{(221)}^2}}}{{{{25.10}^{ - 2}}}}{.227.10^{ - 6}} \approx 55,{7.10^{ - 6}}H \end{array}\)

b)  Vì từ thông qua ống dây đồng có trị số \({\rm{\Phi }}\) = Li, nên từ thông qua mỗi vòng dây khi dòng điện chạy trong ống dây có cường độ i = I = 2,5 A sẽ bằng :

\({{\rm{\Phi }}_0} = \frac{{\rm{\Phi }}}{N} = \frac{{Li}}{N} = \frac{{55,{{7.10}^{ - 6}}.2,5}}{{221}} \approx 0,63Wb\)

và năng lượng từ trường tích luỹ trong ống dây đồng tính bằng :

\(W = \frac{{L{i^2}}}{2} = \frac{{55,{{7.10}^{ - 6}}.2,{5^2}}}{2} = 1,{74.10^{ - 4}}J\)

-- Mod Vật Lý 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 25.8 trang 65 SBT Vật lý 11 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Trần Thị Thu Vân

    một mét khối không gian có từ trường đều B = 0,1 T thì có năng lượng:
    A. 0,04J
    B. 0,004J
    C. 400J
    D. 4000J

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • hi hi

    Tính hệ số tự cảm như nào đây ạ, biết  ống dây dài 50cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10cm2. Cho biết thêm ống dây có 1000 vòng dây.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    hồng trang

    Giúp em bài này đc ko ạ 

    Đề bài như sau :

    Tính độ tự cảm của mỗi ống dây hình trụ  có chiều dài 0,5m gồm có 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có đường kính 20cm

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Suong dem

    Xin chào mn ạ !!!! 

    Giúp e bài này vs, thanks nhiều

    Một ống dây có độ tự cảm L; ống dây có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là bao nhiêu

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Thu Hang

    Help!!!!!!

    Suất điện động tự cảm 0,75V xuất hiện trong một cuộn cảm có \(L = 25mH\); tại đó cường độ dòng điện giảm từ ia  giá trị xuống 0 trong 0,01s. Tính ia

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF